| Hotline: 0983.970.780

Nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh quản lý bọ cánh cứng hại dừa

Chủ Nhật 18/07/2021 , 20:35 (GMT+7)

Tiền Giang Hai loài ong ký sinh (Asecodes hispinarum) và (Tetrastichus brontispae) được Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam triển khai nhân nuôi và phóng thích hạn chế bọ cánh cứng hại dừa.

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (áo kẻ, bên phải) thông tin cho Báo Nông nghiệp Việt Nam biết. Hiện Trung tâm đang cho triển khai nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh (Asecodes hispinarum) và ong (Tetrastichus brontispae) bằng biện pháp sinh học trong các vườn dừa nhằm bổ sung quần thể thiên địch hạn chế mức độ gây hại của bọ cánh cứng hại dừa trong tự nhiên. 

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (áo kẻ, bên phải) thông tin cho Báo Nông nghiệp Việt Nam biết. Hiện Trung tâm đang cho triển khai nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh (Asecodes hispinarum) và ong (Tetrastichus brontispae) bằng biện pháp sinh học trong các vườn dừa nhằm bổ sung quần thể thiên địch hạn chế mức độ gây hại của bọ cánh cứng hại dừa trong tự nhiên. 

Những loài ong này có kích thước rất nhỏ, màu đen và khi đẻ trứng sẽ cố gắng đẻ vào bên trong cơ thể ấu trùng của bọ cánh cứng để tiêu diệt ấu trùng, mỗi thế hệ ong ký sinh mới bắt đầu sau 16 đến 18 ngày. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể bọ cánh cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa. Trong ảnh là Bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus) cũng là một loài thiên địch giúp hạn chế bọ cánh cứng hại dừa.

Những loài ong này có kích thước rất nhỏ, màu đen và khi đẻ trứng sẽ cố gắng đẻ vào bên trong cơ thể ấu trùng của bọ cánh cứng để tiêu diệt ấu trùng, mỗi thế hệ ong ký sinh mới bắt đầu sau 16 đến 18 ngày. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể bọ cánh cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa. Trong ảnh là Bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus) cũng là một loài thiên địch giúp hạn chế bọ cánh cứng hại dừa.

Ông Vấn còn cho biết, nguyên nhân của việc nhân nuôi và phóng thích những loài thiên địch này là do biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua khiến khô hạn kéo dài, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao làm quần thể ong ký sinh trong tự nhiên bị giảm dần. Đặc biệt trong mùa nắng, cây dừa bị bọ cánh cứng gây hại ngày càng nặng.

Ông Vấn còn cho biết, nguyên nhân của việc nhân nuôi và phóng thích những loài thiên địch này là do biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua khiến khô hạn kéo dài, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao làm quần thể ong ký sinh trong tự nhiên bị giảm dần. Đặc biệt trong mùa nắng, cây dừa bị bọ cánh cứng gây hại ngày càng nặng.

Được biết ngày 30/7/2002, Bộ NN-PTNT đã ra quyết định mở đợt phòng trị bọ cánh cứng hại dừa bằng thuốc hóa học nhưng sau đó lại tái nhiễm. Việc phun thuốc hóa học thường xuyên khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái nên từ năm 2003, Việt Nam đã ký kết với tổ chức FAO dự án phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học thông qua ong ký sinh. 

Được biết ngày 30/7/2002, Bộ NN-PTNT đã ra quyết định mở đợt phòng trị bọ cánh cứng hại dừa bằng thuốc hóa học nhưng sau đó lại tái nhiễm. Việc phun thuốc hóa học thường xuyên khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái nên từ năm 2003, Việt Nam đã ký kết với tổ chức FAO dự án phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học thông qua ong ký sinh. 

Từ năm 2003 đến 2006, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm TP HCM thực hiện các nghiên cứu về phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng việc phóng thích ong ký sinh tại các tỉnh ĐBSCL. Sau đó, loài ong ký sinh (Tetrastichus brontispae) đã được nhập nội, nhân nuôi và phóng thích rất có hiệu quả trong việc quản lý bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học.

Từ năm 2003 đến 2006, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm TP HCM thực hiện các nghiên cứu về phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng việc phóng thích ong ký sinh tại các tỉnh ĐBSCL. Sau đó, loài ong ký sinh (Tetrastichus brontispae) đã được nhập nội, nhân nuôi và phóng thích rất có hiệu quả trong việc quản lý bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp sinh học.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, bước đầu để nhân nuôi ong ký sinh thành công. Cần phải nhân nuôi tốt bọ cánh cứng hại dừa để làm vật chủ cho ong ký sinh.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, bước đầu để nhân nuôi ong ký sinh thành công. Cần phải nhân nuôi tốt bọ cánh cứng hại dừa để làm vật chủ cho ong ký sinh.

Xem thêm
Kỷ niệm một năm thành lập VIETRISA

Kỷ niệm một năm thành lập VIETRISA. Việt Nam chiếm 42% sản lượng cá tra thế giới. Thái Lan đầu tư nhiều dự án nông nghiệp tại Bình Định. Giá tiêu trong nước giảm hơn 1.000 đồng/kg.

Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, hội quán còn trở thành trung tâm thúc đẩy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế bền vững, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và nâng cao đời sống người dân.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Tương lai của loài voi tại Việt Nam đang sáng lên hy vọng

Việc bảo vệ và phát triển đàn voi không chỉ là bảo tồn một loài động vật, mà còn là bảo vệ một phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng, góp phần giữ gìn sự cân bằng thiên nhiên.