| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu hạt tiêu của châu Âu sẽ tăng 1-2% mỗi năm

Thứ Tư 21/12/2022 , 17:43 (GMT+7)

Châu Âu là một trong những thị trường lớn nhất của hạt tiêu thế giới cũng như của Việt Nam. Thị trường này sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu trong những năm tới.

Châu Âu và Mỹ chiếm 1/3 lượng hạt tiêu nhập khẩu toàn cầu. 

Châu Âu và Mỹ chiếm 1/3 lượng hạt tiêu nhập khẩu toàn cầu. 

Tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu và gia vị Việt Nam theo Hiệp định EVFTA” do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức ngày 21/12, bà Nguyễn Nhật Minh, đại diện Công ty Vietnam Insight, cho biết, châu Âu và Mỹ là những thị trường nhập khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 lượng nhập khẩu toàn cầu.

Hạt tiêu hiện là loại gia vị quan trọng và được tiêu thụ rộng rãi nhất ở châu Âu. 90% lượng tiêu đen nhập khẩu vào châu Âu là hạt tiêu nguyên hạt, 10% còn lại là tiêu xay.

Các nhà nhập khẩu châu Âu ưa chuộng hạt tiêu nguyên hạt vì việc kiểm tra và kiểm soát độ an toàn và chất lượng của hạt tiêu nguyên hạt dễ dàng hơn. Ngoài ra, hạt tiêu nguyên hạt được sấy khô đúng cách có thể giữ được hương vị trong một thời gian dài, điều này sẽ lộ ra sau khi nghiền nát.

Tiêu thụ hạt tiêu đen dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ ổn định sau sự gia tăng dân số châu Âu. Trong 5 năm tới, nhập khẩu nhiều khả năng sẽ tăng với tốc độ 1-2%/năm. Thị trường châu Âu mang lại lợi thế về giá so với thị trường châu Á cho các nhà xuất khẩu tiêu đen được sản xuất bền vững và chất lượng cao. Chẳng hạn, năm 2019 và 2020, trị giá đơn vị xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Đức (thị trường lớn nhất châu Âu) cao hơn 10% so với Mỹ và 20% so với Trung Quốc.

Do châu Âu không sản xuất hạt tiêu nên việc tiêu thụ rất giống với nhập khẩu. Chênh lệch giữa xuất nhập khẩu là gần 70 nghìn tấn. Ở châu Âu, Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất với 30% thị phần, tiếp theo là Anh (12%), Hà Lan (11%), Pháp (11%), Ba Lan (6%) và Tây Ban Nha (5,6%). Một số nhà nhập khẩu hàng đầu cũng tái xuất khẩu một phần đáng kể lượng tiêu nhập khẩu của họ, đặc biệt là Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Theo VPA, thông tin từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), cho thấy, 7 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của các quốc gia châu Âu đạt 69.936 tấn, trị giá 387,88 triệu USD. Trong đó 69% là tiêu hạt, 31% là tiêu xay. Trung bình các quốc gia châu Âu nhập khẩu 9.991 tấn/tháng.

Hiện nay, mới chỉ có 4 quốc gia châu Á ký FTA với EU (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam) nên Việt Nam có lợi thế hơn so với một số nước sản xuất hạt tiêu khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka và Campuchia.

Một số loại gia vị của Việt Nam được hưởng lợi khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực,gồm: hồ tiêu xay hoặc nghiền (thuế suất còn 0%), ớt (0%), vani (0%), đinh hương (0%)…

VPA cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 211.507 tấn Hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 183.708, tiêu trắng đạt 27.799 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 911,1 triệu USD, tiêu đen đạt 748,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước lượng xuất khẩu giảm 14,9%, tuy nhiên kim ngạch tăng 3,9%%.

Cũng trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu quế đạt 69.664 tấn, kim ngạch 267,5 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 2,5% về lượng nhưng tăng 7% về giá trị.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.