| Hotline: 0983.970.780

Nhập nội 55 giống hoa có bản quyền

Thứ Hai 09/08/2021 , 17:15 (GMT+7)

Lâm Đồng sẽ nhập nội 55 giống hoa có bản quyền của 7 quốc gia nhằm phục vụ chiến lược phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã lập kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu có bản quyền các giống hoa mới, có giá trị thương mại cao, thích nghi với điều kiện canh tác của Lâm Đồng để phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hoa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành hoa, hướng tới vươn xa hơn nữa về xuất khẩu. Ảnh: TL.

Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành hoa, hướng tới vươn xa hơn nữa về xuất khẩu. Ảnh: TL.

Theo đó, sẽ nhập nội 55 giống hoa từ 7 quốc gia Hà Lan, Costarica, Nhật Bản, Thái Lan, Israel, Ecuador và Trung Quốc với tổng số 2.012.000 hạt, ngọn, cây, lá, củ giống hoa các loại, như phi yến, cala lily, lily lửa, huệ tây, mao lương, thược dược, cát tường, hoa chuông, giống môn, hoa hồng...

Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành triển khai 220 điểm khảo nghiệm để đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mới.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng giao 5 đơn vị thuộc Hiệp hội hoa Đà Lạt được nhập khẩu giống hoa mới gồm: Công ty TNHH Dalat Hasfarm, Công ty TNHH Linh Ngọc, Công ty TNHH Nông nghiệp Hồng Hoàng, Công ty TNHH Hoa Chi An và Công ty TNHH Sakata Việt Nam.

Tổng kinh phí để nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa là hơn 22,4 tỷ đồng, do các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hoa Đà Lạt tự đầu tư kinh phí nhập khẩu giống.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Hiệp hội hoa Đà Lạt xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình nhập khẩu giống và theo dõi các đối tượng dịch hại trên tất cả các lô giống nhập khẩu về khảo nghiệm.

Đà Lạt hiện là vùng sản xuất hoa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL.

Đà Lạt hiện là vùng sản xuất hoa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL.

Hiệp hội hoa Đà Lạt định hướng, lựa chọn các doanh nghiệp đảm bảo uy tín, năng lực để triển khai Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, chuyển giao giống nhập khẩu đúng quy định cho nhóm nông hộ, các HTX, doanh nghiệp, đảm bảo giống đúng tiêu chuẩn và phải có hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị và phối hợp hướng dẫn cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, đánh giá dịch hại ngoài đồng ruộng đối với các giống hoa được chuyển giao.

Các thành viên tham gia thực hiện kế hoạch Đề án chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, mua bản quyền, tổ chức khảo nghiệm trên các giống nhập nội theo quy định. Triển khai khảo nghiệm và báo cáo đánh giá đặc tính, năng suất, sản lượng của các giống hoa nhập nội...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm