| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản nới quy định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với rau chân vịt

Thứ Ba 25/06/2024 , 11:15 (GMT+7)

Mức MRL của hoạt chất Benthiavalicarb-isopropyl được Nhật Bản tăng từ 0 lên 10ppm, theo thông báo số G/SPS/N/JPN/1266, G/SPS/N/JPN/1265 và G/SPS/N/JPN/1264.

Rau chân vịt là một trong những loại rau quả rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng.

Rau chân vịt là một trong những loại rau quả rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng.

Thông tin được Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ, trong Công văn số 297/SPS-BNNVN gửi Cục Bảo vệ thực vật hôm 24/6.

Bên cạnh rau chân vịt, các loại rau thơm (trừ cải xoong, hẹ, thân và lá mùi tây, thân và lá cần tây) cũng được nới mức MRL về dư lượng hoạt chất Benthiavalicarb-isopropyl, thành phần có trong thuốc diệt nấm có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh sương mai và nấm mốc.

Rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi, rau bina, là một loại cây thân thảo, thuộc họ dền, ngoại hình gần giống với rau mồng tơi. Đây là loại rau được Nhật Bản ưa chuộng, do có thể ăn sống, làm nước uống và salad.

Theo thông báo từ Nhật Bản, quốc gia này giảm mức dư lượng với rau chân vịt nhưng lại tăng MRL với các loại rau quả khác. Cụ thể, hành hoa (bao gồm cả tỏi tây) giảm từ 0,7 xuống 0,5 ppm; cà tím và các loại rau củ thuộc họ cà (trừ cà chua, ớt ngọt) giảm từ 2 xuống 1 ppm; quả chanh vàng và chanh xanh giảm từ 1 xuống 0,7 ppm.

Ngoài hoạt chất Benthiavalicarb-isopropyl, Nhật Bản còn điều chỉnh mức dư lượng với 2 hoạt chất khác là: IsopyrazamHexaconazole. Đây cũng là các hoạt chất có trong các thuốc BVTV giúp phòng và trị bệnh nấm trên cây trồng.

Với Isopyrazam, Nhật Bản tăng mức MRL trên các loại sản phẩm: Rau củ thuộc họ cà (trừ cà chua, ớt ngọt, cà tím) tăng từ 0,09 lên 1 ppm; Quả đào tăng từ 5 lên 6 ppm; Quả xuân đào tăng từ 0 lên 6 ppm.

Với Hexaconazole, phía bạn tăng từ 0 lên 0,2 ppm đối với các loại rau củ thuộc họ cà (trừ cà chua, ớt ngọt và cà tím). Riêng với quả đào, mức MRL được đề xuất áp dụng lần đầu là 0,7 ppm.

Việc sửa đổi mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với hóa chất trong nông sản xuất khẩu là công việc định kỳ, được quốc gia nhập khẩu điều chỉnh nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng nước sở tại, cũng như tuân thủ đúng các cam kết về công khai, minh bạch theo thông lệ quốc tế.

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp, người dân kịp thời nắm bắt thông tin, từ đó phối hợp cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và bộ phận kỹ thuật kịp thời rà soát, kiểm tra, tổ chức sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Vinasoy khuyến cáo về hành vi giả mạo thương hiệu Fami

Vinasoy khuyến cáo đến người tiêu dùng về việc xuất hiện hành vi giả mạo thương hiệu Fami trên một số nền tảng trực tuyến.