| Hotline: 0983.970.780

Nhiều diện tích sầu riêng chết khô bị nhà vườn đốn bỏ

Thứ Năm 16/05/2024 , 06:07 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Các chủ vườn dù tìm mọi biện pháp đưa nguồn nước từ xa về tưới cầm cự cho vườn cây chờ mưa, nhưng nhiều diện tích sầu riêng chết khô không thể cứu vãn.

Đến xã Phú An, huyện Tân Phú - nơi đây được coi là “thủ phủ mới” của cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với diện tích hơn 1.400 ha, chúng tôi chứng kiến thời điểm này khô hạn khốc liệt khiến nguồn nước tưới cho sầu riêng đến nay đã cạn.

Các chủ vườn dù tìm mọi biện pháp để đưa nguồn nước từ xa về tưới cầm cự cho vườn cây trái chờ mưa, nhưng nhiều diện tích cây sầu riêng đã không thể cứu vãn.

Anh Hoàng Thanh Phong, ấp 2, xã Phú An vừa phải đốn bỏ hết những cây sầu riêng chết khô trong vườn vì thiếu nước tưới khiến không còn khả năng cứu vãn. Ảnh: H.Phúc.

Anh Hoàng Thanh Phong, ấp 2, xã Phú An vừa phải đốn bỏ hết những cây sầu riêng chết khô trong vườn vì thiếu nước tưới khiến không còn khả năng cứu vãn. Ảnh: H.Phúc.

Dẫn chúng tôi ra vườn sầu riêng, anh Hoàng Thanh Phong, ấp 2, xã Phú An lo lắng nói: “Tôi vừa phải đốn bỏ hết những cây sầu riêng chết khô trong vườn vì thiếu nước tưới. Giờ những cây còn lại cũng đang héo dần, không biết còn cầm cự được bao lâu”.

Theo anh Phong, những cây sầu riêng trong vườn nhà anh trước đó cứ 3 đến 4 ngày mới được tưới nước một lần và cũng chỉ là tưới cầm cự vì không có nhiều nước. Ngoài những cây sầu riêng chết khô trong vườn vừa bị đốn bỏ, số cây sầu riêng còn lại dù đeo trái nhưng cũng chẳng hy vọng còn được thu hoạch.  

Nhiều vườn cây bị chết, mất năng suất vì nắng hạn tại xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: H.Phúc. 

Nhiều vườn cây bị chết, mất năng suất vì nắng hạn tại xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: H.Phúc. 

Tại ấp 4, xã Phú An, nông dân may mắn hơn vì gần hồ Đa Tôn nên còn nước tưới lai rai, nhưng để đưa được nước từ hồ về tới vườn thì cũng không phải dễ và khá tốn kém vì phải đào ao chứa nước; đồng thời nối hàng ngàn mét đường ống dẫn, chưa kể những máy bơm hoạt động liên tục thì ngốn hàng ngàn lít dầu chạy máy.

Ông Dương Văn Hải, ấp 4, xã Phú An tâm sự: “Chúng tôi phải hùn với nhau lắp đặt đường ống dẫn, kéo từ nhà này qua đến nhà kia để đưa được nước về tới vườn nhà mình. Tuy nhiên, do chỉ tưới cầm cự lâu ngày nên cây cũng đã kiệt sức, trái rụng sạch”. 

Thực tế, chỉ tính riêng những đường ống nước đầu tư lắp đặt trong mùa khô này đã tiêu tốn của bà con nông dân trồng sầu riêng vài chục triệu đồng cho mỗi hộ.

Nắng hạn thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích sầu riêng ở xã Phú An, huyện Tân Phú bị giảm năng suất gần 60% và thậm chí chết khô. Ảnh: Minh Sáng.

Nắng hạn thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích sầu riêng ở xã Phú An, huyện Tân Phú bị giảm năng suất gần 60% và thậm chí chết khô. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ghi nhận, mực nước hồ Đa Tôn hiện đang rút nhanh, xuống dưới mực nước chết, rất khó có thể điều tiết nước phục vụ sản xuất. Hiện tổng diện tích cây trồng trên toàn địa bàn xã Phú An có hơn 1,7 ngàn ha, trong đó có khoảng 1,4 ngàn ha thiếu nước tưới, đã có khoảng 8 ha cây trồng bị chết, 50% diện tích cây trồng bị ảnh hưởng năng suất.

Trao đổi với NNVN, bà Lại Thị Thảo, Chủ tịch UBND xã Phú An, huyện Tân Phú cho biết: “Trước tình trạng hết nước tưới, các nhà vườn đang phải xả trái để cứu cây; cũng có một số diện tích cây ăn trái đã chết phải đốn bỏ. Tôi nghĩ, 400 ha cây sầu riêng đang sống thoi thóp vì hết nước tưới, cố lắm cũng chỉ cầm cự được một tuần nữa nếu không mưa xuống thì sẽ chết khô”.

Thống kế của Ủy ban nhân dân xã Phú An, hiện có khoảng 5 ha sầu riêng đã mất trắng, nông dân đã phải chặt bỏ. Ảnh: Minh Sáng.

Thống kế của Ủy ban nhân dân xã Phú An, hiện có khoảng 5 ha sầu riêng đã mất trắng, nông dân đã phải chặt bỏ. Ảnh: Minh Sáng.

Tương tự, mặc dù mới đây có liên tiếp 2 "cơn mưa vàng” hiếm hoi thoáng qua nhưng vẫn chưa đủ để nhà nông trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Xuân Lộc và thành phố Long Khánh vơi bớt nỗi lo khô hạn kéo dài nhiều tháng qua.

Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ thương mại Bình Lộc (xã Bình Lộc, TP.Long Khánh), mưa rào bất chợt kiểu này, cây đang nóng thì sẽ bị “bỏng” lá, bông; đất hóc mất nước. Các nhà vườn trồng chôm chôm, sầu riêng ở đây chỉ trông mưa nặng hạt để cứu cây trồng, vì phần lớn các giếng khoan cũng đã bị mất nước cả tháng nay.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.