| Hotline: 0983.970.780

Nhiều đơn vị chưa nhận kinh phí hỗ trợ chống dịch Covid-19

Thứ Tư 29/06/2022 , 15:55 (GMT+7)

40.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên cả nước đến hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19, đến nay vẫn chưa nhận được tiền khen thưởng.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn TP.HCM, nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên trên cả nước tham gia cùng TP.HCM chống dịch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn TP.HCM, nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên trên cả nước tham gia cùng TP.HCM chống dịch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại Hội nghị sơ kết tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của UBND TP.HCM tổ chức sáng 29/6, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, khoảng 40.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên cả nước đến hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19 đến nay vẫn chưa nhận được tiền khen thưởng. Dự kiến tổng số tiền khen thưởng là 19 tỷ đồng. 

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM sớm bố trí kinh phí khen thưởng cho lực lượng y tế, tình nguyện viên.

Trước đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Y tế TP.HCM có trách nhiệm tặng giấy khen cho hơn 40.000 nhân viên y tế trên cả nước hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 cho TP.HCM.

"Đến nay, chúng tôi đã làm xong, nhưng kinh phí thì không có. Gọi cho Ban Thi đua - Khen thưởng thì nói là không có kinh phí. Gọi Sở Tài chính thì nói chỉ cấp cho Ban Thi đua - Khen thưởng. Gọi lại thì Ban Thi đua - Khen thưởng nói chỉ cấp bằng khen. Hiện nay các địa phương cũng đang chờ", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói.

Ông Lê Đức Thanh, Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, theo ủy quyền của TP.HCM thì quận 1 đã phê duyệt hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (F1, F0) với tổng số tiền là 200 tỷ đồng. Đặc biệt là đối tượng F1, F0 đã được phê duyệt hỗ trợ từ tháng 1, nhưng tới tháng 6-7 vẫn chưa được nhận, người dân chờ rất lâu. "Nếu chưa phân bổ kịp thời nguồn kinh phí để chi trả công tác hỗ trợ đối tượng chống dịch Covid-19, đề nghị sớm cân đối để chi hỗ trợ ngay cho F0, F1 là những người dân đang cư trú trên địa bàn TP.HCM. Người dân thắc mắc nhiều, vì sao nộp hồ sơ đầy đủ, được phê duyệt nhưng chưa nhận được kinh phí", ông Thanh nói.

Hiện tổng số tiền hỗ trợ đối với F0, F1 trên địa bàn quận 1 khoảng 5 tỷ đồng. 

Tương tự, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức kiến nghị, TP.HCM, Sở Tài chính TP.HCM sớm bố trí ngân sách để Thành phố Thủ Đức hoàn tất các nhiệm vụ chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19. "Từ năm ngoái đến nay, việc chi cho công tác phòng chống dịch vẫn đang tiếp tục phải thực hiện; đặc biệt là gói hỗ trợ cho F0 và hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân. Thậm chí, một số gói chi cho việc thanh toán, quyết toán cho các bệnh viện dã chiến hiện nay chưa thực hiện xong. Thực tế, Thành phố Thủ Đức đã sử dụng đến nguồn cải cách tiền tương tạm ứng để chi cho công tác tại các bệnh viện dã chiến", ông Tùng nói.

Về vấn đế này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đề nghị Sở Y tế TP.HCM tổng hợp các kinh phí còn tồn tại của ngành để thành phố sớm xử lý.

Trước đó, ngày 7/4, HĐND TP.HCM thông qua Nghị quyết 06 về chính sách đặc thù hỗ trợ cho tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trong đó, mức chi hỗ trợ là 130.000 đồng/ngày. Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Mức chi hỗ trợ sẽ được tính theo tổng số ngày mà tình nguyện viên tham gia. Thời gian nhận hỗ trợ sẽ được tính từ ngày 17/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Chính sách này không áp dụng đối với những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước tình nguyện tham gia hoặc được cơ quan, đơn vị nơi làm việc vận động tham gia phòng, chống dịch Covid-19.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm