Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời
Thứ Tư 22/01/2025 , 10:30 (GMT+7)11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.

Trong suốt 11 năm qua, Nhóm Cá Chép luôn xuất hiện trên cầu Long Biên vào các ngày 22, 23 tháng Chạp để hỗ trợ người dân thả cá chép, tro, chân hương theo phong tục ngày Tết ông Táo. Đây là những bạn trẻ vẫn là sinh viên của nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thông điệp xuyên suốt của Nhóm Cá Chép trong nhiều năm qua là "Thả cá đừng thả túi nilon". Điều này xuất phát từ việc trước đây nhiều người dân thường có thói quen dừng xe trên cầu Long Biên, thả cá trong túi nilon xuống sông Hồng hoặc vứt túi nilon xuống sông sau khi thả cá, gây ô nhiễm môi trường.

Sáng 22/1, tức 23 tháng Chạp ngày Tết ông Táo, nhiều gia đình đã cúng từ sớm và mang cá đi thả trên đường đi làm. Cầu Long Biên là khu vực được nhiều người chọn làm nơi thả cá chép, tiễn ông Táo về trời, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để xuống tận bờ sông làm nghi lễ.

Có mặt từ 5h sáng, những bạn trẻ này đã hỗ trợ rất nhiều người đưa cá xuống sông một cách an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, việc thu gom tro, chân hương để thả tập trung cũng giúp không xảy ra tình trạng bụi tro bay mù mịt trên cầu như trước đây.

Nhiều gia đình dừng lại, nhờ sự hỗ trợ của Nhóm Cá Chép đưa cá xuống sông, đồng thời để các con cùng tham gia vào quá trình thả cá. Những em bé bày tỏ sự thích thú khi cá không được thả theo cách thông thường mà dùng "thang máy" bằng xô nhựa và dây.

Những chú cá được đưa vào xô, dùng dây thả xuống gần mặt nước rồi mới dùng dây phụ kéo nghiêng, đưa cá ra ngoài. Việc giảm độ cao từ mặt cầu xuống sát mặt nước giúp cá chép an toàn sau khi thả, tránh tình trạng mắc kẹt trong túi nilon hoặc va đập với nước mà chết như trước đây.

Đàn cá lao ra khỏi xô, rơi xuống sông Hồng sẵn sàng đưa ông Táo về chầu trời theo quan niệm dân gian của người Việt Nam.

Dưới mép sông, các bạn trẻ hỗ trợ người dân thả tro, chân hương và bát hương cũ. Năm nay, Nhóm Cá Chép huy động được hơn 100 tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá, thu gom túi nilon và tàn hương, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.

Từ nhiều năm nay, khu vực sông Hồng qua cầu Long Biên là nơi được người dân chọn làm nơi thả cá, tro, chân hương, bát hương... trong dịp dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ cuối năm. Sự xuất hiện của các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện này đã góp phần giúp vệ sinh ở khu vực sạch sẽ hơn, đặc biệt là giảm lượng túi nilon bị ném xuống sông.

Mặc dù có sự nhiệt tình của các bạn trẻ, sự thay đổi trong ý thức của nhiều người dân nhưng vẫn không tránh được tình trạng có người vẫn thả cá vô tội vạ, không cần biết sức khỏe của cá sau khi thả thế nào. Trong sáng 22/1, một lượng cá lớn vừa được thả đã chết, nổi đỏ cả lòng sông.
tin liên quan

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm
Quảng Ngãi Ruốc biển xuất hiện dày đặc, sau vài giờ ra khơi, các tàu ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về với hàng tạ ruốc cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa
Ông Đào Duy Lộc, thôn Nội Sơn, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chủ sở hữu vườn cây cảnh đẹp như cổ tích, trị giá cả chục tỷ đồng.

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo
Tối 14/2 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ đón 2 làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc là thành viên mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng
Bình Dương Giữa dòng người náo nức, những quầy bánh cốm ngò được bày bán, mang đến hương vị truyền thống khó quên, đậm chất văn hóa và tinh thần lễ hội Rằm tháng Giêng.

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường
Hải Dương Là địa phương đi đầu trong đẩy mạnh cơ giới hóa của huyện Bình Giang (Hải Dương), đến nay gần như toàn bộ diện tích gieo cấy lúa tại xã Long Xuyên được thực hiện bằng máy.

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa
An Giang Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.