| Hotline: 0983.970.780

Nhóm giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động

Thứ Sáu 03/12/2021 , 08:03 (GMT+7)

Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động với 7 nhóm giải pháp kèm theo những cơ chế tập trung vào các vấn đề lớn.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê văn Thanh. Ảnh: Bộ LĐTBXH.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê văn Thanh. Ảnh: Bộ LĐTBXH.

Chính phủ đã hỗ trợ hơn 27,62 triệu lượt người lao động

Tại buổi tọa đàm trực tuyến về triển khai giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch, chia sẻ về một số tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết: Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Đặc biệt, vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất nặng nề do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.

Nhằm góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịc, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt đối tượng. Trong đó có 3 nhóm chính sách chính:

Nhóm thứ nhất, nhóm bảo hiểm đã hỗ trợ 5,38 nghìn tỷ đồng cho 375.809 đơn vị sử dụng lao động và 11,389 triệu người lao động.

Nhóm thứ 2 là chính sách hỗ trợ bằng tiền, đã hỗ trợ cho hơn 15,64 triệu đối tượng với tổng kinh phí là 21,11 nghìn tỷ động, trên 13,35 triệu người lao động tự do và đối tượng đặc thù khác tại 58 tỉnh, thành phố được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 17,14 nghìn tỷ đồng.

Nhóm thứ 3 là nhóm chính sách cho vay vốn đã giải ngân 479,5 tỷ đồng, hỗ trợ cho 1.449 doanh nghiệp để trả lương cho 209.280 lượt người lao động.

Cơ cấu việc làm và chuyển dịch bị đảo chiều, lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng, lĩnh vực dịch vụ công nghiệp giảm, ngược lại với chuyển dịch cơ cấu việc làm thông thường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cơ cấu việc làm và chuyển dịch bị đảo chiều, lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng, lĩnh vực dịch vụ công nghiệp giảm, ngược lại với chuyển dịch cơ cấu việc làm thông thường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

7 giải pháp đào tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Liên quan đến dự thảo Chương trình hỗ trợ phục hồi thị trường lao động và an sinh xã hội trong một bộ phận cấu thành của Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động với 7 nhóm giải pháp tập trung vào các vấn đề lớn, gồm:

(1) hỗ trợ trực tiếp người lao động; (2) hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; (3) đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; (4) hỗ trợ kết nối cung cầu lao động; (5) hoàn thiện bền vững thị trường lao động; (6) bảo đảm điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động; (7) xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.

Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn để thị trường lao động phát triển, điều chỉnh phân bổ lại lao động giữa các vùng, các ngành kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số; cơ hội phát triển các hình thức giao dịch việc làm, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động… Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhận định.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng, trước hết phải kiểm soát được dịch bệnh, người lao động phải được an toàn, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất. Đồng thời, phải thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khó khăn, như Nghị quyết 68 đã ban hành. Bên cạnh đó, các chính sách về tín dụng, tài khóa, giảm, giãn nợ, thuế phí, cơ cấu lại khoản vay, giảm giãn nợ ngân hàng, tiếp tục hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Xem thêm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 7,2 tỷ USD

Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay.

Hộp quà bất ngờ từ Vinamilk mang niềm vui ấm áp đến trẻ em vùng cao

'Hộp quà bất ngờ' của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét đậm.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.