| Hotline: 0983.970.780

Nhu cầu lò sấy lúa còn rất lớn

Thứ Sáu 18/05/2012 , 10:05 (GMT+7)

Vụ HT thường thu hoạch vào mùa mưa bão, nông dân không thể phơi lúa được. Chính vì vậy, các lò sấy thường “quá tải” khi vào vụ thu hoạch.

Vụ HT thường thu hoạch vào mùa mưa bão, nông dân không thể phơi lúa được. Chính vì vậy, các lò sấy thường “quá tải” khi vào vụ thu hoạch.

Phần lớn nông dân ĐBSCL hiện nay vẫn có thói quen tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi lúa. Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành, Hậu Giang cho biết, hiện nay do gieo sạ tập trung đồng loạt nên áp lực đối với khâu thu hoạch, phơi sấy lúa là rất lớn, nhất là khi trời mưa nhiều như vụ HT. Tuy nhiên, thường nông dẫn vẫn ngại bỏ tiền ra để làm lò sấy do chi phí quá lớn, khó thu hồi vốn.

Để đầu tư một lò sấy lúa trước hết phải có mặt bằng rộng và phải có vốn trên dưới 100 triệu đồng (lò đúng kỹ thuật, công suất 15 - 20 tấn/mẻ). Trong khi đó, lò sấy chỉ phát huy hết tác dụng vào vụ HT, thời tiết mưa nhiều, còn vụ ĐX và TĐ thời tiết thuận lợi nên nông dân ít thuê máy để sấy lúa.

Theo ông Hành, nếu làm lò sấy chỉ để phục vụ ruộng nhà và bà con chòm xóm là không hiệu quả. Đầu tư lò sấy phải tính tới làm dịch vụ, gắn với thương lái đi thu mua nhiều nơi và nhà máy chế biến thì mới có việc làm thường xuyên.


Nhu cầu phát triển lò sấy còn rất lớn

Ông Võ Xuân Tân, PGĐ Trung tâm KN-KN Hậu Giang cho biết, những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân làm lò sấy lúa. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 425 lò sấy lúa, với công suất trung bình từ 8-10 tấn/mẻ. Số lò sấy này mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại nông dân vẫn phải phụ thuộc vào nắng trời. Do đó, khi vào mùa mưa nông dân thường gặp rất nhiều khó khăn.

Giải pháp mà nhiều nông dân lựa chọn hiện nay là thu hoạch xong bán lúa tươi cho thương lái đưa đi nơi khác để sấy. Tuy nhiên, bán lúa ngay thời điểm thu hoạch rộ thường giá không cao, nếu có điều kiện sấy khô trữ lại đễ chờ giá thì sẽ có lợi hơn.

Ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ Trung tâm KN-KN An Giang cho biết, An Giang được xem là tỉnh có hệ thống lò sấy nhiều nhất ở ĐBSCL với khoảng 2.327 cái, có thể đáp ứng được từ 70-80% lượng lúa trong tỉnh, đặc biệt trong vụ HT. Hiện nay loại máy sấy vỉ ngang được cải tiến có thể sấy từ 30-45 tấn/mẻ, chất lượng lúa được đánh giá là tốt hơn phơi nắng. Lúa sấy bằng máy không chỉ giảm tổn thất mà còn giữ được chất lượng hạt gạo.

Ngành nông nghiệp An Giang đang đi theo hướng SX của từng giai đoạn, nông dân làm lúa không phải làm từ đầu đến cuối mà chỉ chăm sóc tới lúa chín, còn lại khâu thu hoạch, sấy khô giao cho người làm dịch vụ. Tỉnh cũng tạo điều kiện khuyến khích nông dân và DN bằng cách hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp để xây dựng thêm lò sấy, phấn đấu đến năm 2015 có thể đáp ứng được 100% lượng lúa của tỉnh.

Ông Dương Xuân Qủa, Chủ DNTN Năm Nhã, chuyên SX máy sấy ở TP. Long Xuyên, An Giang cho biết, vụ HT tới đây nhu cầu mua máy sấy lúa của nông dân rất nhiều. Mấy tháng nay DN của tôi làm không đủ cung cấp cho khách hàng. Mấy năm gần đây, ở ĐBSCL còn có dịch vụ lò sấy lưu động trên sông có thể phục vụ tận nơi tận nhà cho nông dân.

Theo ông Quốc, vụ lúa HT năm nào tỉnh cũng xảy ra tình thiếu lò rất nghiêm trọng, nhất là những ngày mưa dầm. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh chủ chương khuyết khích nông dân tăng cường lò sấy, nhất là DN làm dịch vụ phục vụ cho cả 3 vụ lúa trong năm chứ không chỉ trong mùa mưa.
Lò sấy được thiết kế khung sườn bằng gỗ nằm trên chiếc chẹt, di chuyển rất thuận lợi đến từng hộ gia đình làm dịch vụ sấy thuê trong mùa mưa bão, giúp nông dân giảm được chi phí vận chuyển lúa đến lò sấy.

Hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL hiện nay đều thiếu lò sấy lúa, số lượng lò sấy mới chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu. Tỉnh Đồng Tháp hiện có 740 lò sấy lúa, công suất bình quân 8-20 tấn/mẻ. Tuy nhiên, số lò sấy này cũng chỉ đáp ứng được tối đa 40% nhu cầu sấy lúa của nông dân. Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, nhiều năm qua, tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp, trong đó có lò sấy (hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian 3 năm).

Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư do chi phí lớn. Hơn nữa, dịch vụ lò sấy chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự liên kết với đội ngũ thương lái, nhà máy chế biến gạo để mua lúa ướt từ nơi khác về sấy. Còn sấy tại địa phương rất lâu thu hồi vốn, do hiện nay áp dụng lịch thời vụ tập trung nên mỗi vụ chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần là hết.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất