| Hotline: 0983.970.780

Những 'cụ' cây kiểng có một không hai ở Sa Đéc

Thứ Năm 25/01/2018 , 09:25 (GMT+7)

Làng hoa Sa Đéc từ lâu không chỉ được nhiều người biết đến là vựa hoa lớn nhất miền Tây với hơn 2.500 loài hoa. Nơi đây còn nổi tiếng với làng nghề cây kiểng bon sai, đặc biệt nơi đây đang sở hữu nhiều cây kiểng cổ, bon sai độc đáo, có một không hai.

14-43-36_cp-me-3
Cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam

Một trong số đó phải kể đến là cặp me kiểng cổ trên 150 năm tuổi của nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc ở ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc. Mỗi cây me cao trên 5m, gốc có đường kính 1,2m được ông Lộc mua từ năm 1993 ở thời điểm khác nhau. Để có được cặp me đạt giá trị thẩm mỹ cao này, chủ nhân của 2 cây me quý cho biết, phải mất khoảng 20 năm để chăm sóc, chiết cành, uốn cành, cắt tỉa, chỉnh sửa tạo dáng.  

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc chia sẻ: “Năm 1993 một lần tôi đi sưu tầm kiểng thì tôi thấy ngay huyện Cái Bè (Tiền Giang) có 1 cây me rất là đẹp, tôi mua về. Khoảng 2 năm sau tôi đi Ba Dừa, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), lại thấy 1 cây me giống cây me tôi mua lần trước.

Khi tìm hiểu thì tôi mới biết 2 cây me này có chung một người sửa, thành ra 2 cây me tuy của 2 chủ khác nhau nhưng do cùng một ông nghệ nhân tạo ra. Nhìn thấy giống lắm thành ra tôi năn nỉ người chủ bán cho, tôi mua về thành đúng 1 cặp”.

Cặp me cổ được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “cặp me kiểng cổ nhất” Việt Nam vào tháng 9/2013. Đây cũng là kỷ lục đầu tiên về kiểng cổ nhất ở tỉnh Đồng Tháp được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập. Hiện nhiều thương lái đã đến ngã giá tiền tỷ với ông Lộc để mua cặp me nhưng ông Lộc vẫn chưa có ý định bán.

Ngoài cặp me cổ đạt kỷ lục nói trên thì làng hoa Sa Đéc còn hàng chục cây kiểng cổ “độc” khác nữa, trong đó có cây bông trang vàng, lá nhỏ của nghệ nhân Lưu Văn Nết ở ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông. Nó được giới chơi kiểng đánh giá là cây bông trang lão nhất đồng bằng sông Cửu Long bởi bộ rễ và dáng cây vô cùng cân đối với bề hoành trên 50 cm, thân cây đã được các nghệ nhân uốn, sửa hơn 15 năm tạo nên một tổng thể hài hòa giữa cốt cành và tán.

14-43-36_cy-bong-trng-3
Cây bông tràng vàng độc nhất vô nhị miền Tây

Ông Nết chia sẻ: “Cách đây khá lâu, tôi đã từng sở hữu cây bông trang này nhưng vì một số lý do nên tôi đã bán nó. Sau một thời gian đi sưu tầm mua kiểng, tôi đã gặp lại nó, thấy có duyên với nhau nên tôi quyết định mua lại để trồng trong vườn”.

Theo ông Bùi Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội sinh vật cảnh TP Sa Đéc thì cây bông trang này được xếp vào hàng “độc”, có một không hai ở khu vực phía Nam. Ông Ẩn nhận xét: “Tôi cũng đã đi khắp cả miền Nam mình rồi, thấy chưa có cây bông trang nào mà gốc hoành nó to và đạt được giá trị thẩm mỹ cao như cây bông trang trong vườn anh Nết. Cây này của một nhà vườn, rồi người khác mua, sau đó qua lại rất nhiều tay chơi cây cảnh có tầm cỡ, được nhiều nghệ nhân có tay nghề sửa chữa, tạo thành một cây có giá trị”.

Trong khu vườn rộng khoảng 700 mét vuông của nghệ nhân Lưu Văn Nết còn có nhiều cây cảnh có giá trị khác như cây vú sữa, nguyệt quế, bằng lăng, xoài… và cây mai vàng với tuổi thọ hàng trăm năm, có cây giá trị hơn 1 tỷ đồng.

14-43-36_cy-bng-lng-hng-trm-nm-tuoi
Cây bằng lăng hàng trăm năm tuổi với thân nhiều nu nần gợn sóng
14-43-36_cy-xoi
Cây xoài có thế độc

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm