| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 13 - 19/11)

Thứ Ba 13/11/2018 , 07:15 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Bắc, trên cây lúa, bệnh lùn sọc đen tồn tại trên tàn dư chưa được tiêu hủy. Chuột, bệnh khô vằn.... hại nhẹ trên lúa Mùa muộn ở giai đoạn ngậm sữa đến chín.

1. Các tỉnh phía Bắc:

- Sâu đục thân hại tăng trên ngô; bọ nhảy, sâu xanh,… hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.

- Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,.... tiếp tục hại trên cây ăn quả có múi..

- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh thối búp ... tiếp tục hại.

- Cây sắn: Nhện đỏ, bệnh chổi rồng, chảy nhựa... tiếp tục hại.

- Tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục xuất hiện và gây hại.
 

2. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,... gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đòng trỗ đến chín; Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ gây hại cục bộ trên các trà lúa.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi, rệp sáp, bệnh khô cành,... hại ở giai đoạn chắc quả - thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, rệp sáp,... hại ở giai đoạn nuôi quả.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục rộp lá, bệnh thán thư,... hại mạnh giai đoạn phát triển thân lá.

- Cây mía: Bệnh trắng lá, sâu non bọ hung,... hại cục bộ vùng ổ dịch.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus hại các tỉnh  Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên; rệp sáp bột hồng hại ở Phú Yên và có thể gây hại tại các địa phương từng phát hiện trước đây.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành... gây hại tăng.
 

3. Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL

- Trên cây lúa: Dự báo trong tuần tới, rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 2-3. Bệnh đạo ôn gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ. Bệnh phát triển mạnh khi có nắng vào ban ngày, mưa xen kẽ vào chiều tối và đêm. Lưu ý OBV trên lúa mới gieo sạ; bệnh bạc lá vi khuẩn ở giai đoạn đòng trỗ; Bệnh đen lép hạt và chuột ở giai đoạn trỗ đến chín.

- Cây sắn: bệnh khảm lá do virus tiếp tục gây hại. Diện tích nhiễm giảm nhẹ do thu hoạch.

- Cây thanh long: bệnh đốm nâu tiếp tục gây hại.

- Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại tăng.

- Cây điều: sâu đục thân/cành, bệnh thán thư tiếp tục tăng.

- Cây dừa: bọ cánh cứng tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO:

Trên lúa:

+ Sử dụng Echo 60EC (1-1,125 lít/ha, pha 50ml/16 lít nước) để trừ cỏ tiền nảy mầm như cỏ chác, cỏ lác, cỏ năng và một số loại cỏ lá rộng, sử dụng vào thời điểm 1-4 ngày sau khi sạ.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ, dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, Phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8-1 lít/ha, pha 40-50ml/bình 16 lít nước).

+ Trừ sâu đục thân hại lúa, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1-1.5 l/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày.

+ Dùng Newbem 750WP (0,3-0,4kg/ha – 7,5-8g/10 lít nước), đặc trị bệnh đạo ôn cổ bông và đạo ôn lá, cháy lá gây hại lúa. Đối với đạo ôn lá phun thuốc khi vết bệnh mới xuất hiện và đạo ôn cổ bông phun trước khi trổ, nếu bệnh nặng có thể phun thêm 1 lần sau trổ.

+ Dùng Catcat 250EC hoặc Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Dùng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml /bình 16 lít  nước), lượng nước phun 400 lít/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.

+ Dùng Aviso 350SC (0,35 l/ha, 14ml thuốc/bình 6 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Để kích thích cây lúa sinh trưởng tốt, dùng Hoàng Hổ Si (50ml/bình 16 lít nước), phun ở giai đoạn đẻ nhánh (15-20 ngày sau sạ), làm đòng (38-45 ngày sau sạ) và giai trước trỗ hoặc sau khi trỗ đều.

Cây rau:

+ Sử dụng phân bón lá Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng, giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

+ Dùng Takare 2EC (Karanjin 2%w/w) khi có xuất hiện nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ trĩ xuất hiện.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ; kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

H.A.I

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm