| Hotline: 0983.970.780

Những hàng dừa xanh dần hồi sinh ở Yên Sở

Thứ Tư 07/12/2022 , 10:23 (GMT+7)

Nhờ những hàng dừa xanh ấy mà ngày xưa Yên Sở đã đi vào nhiều bộ phim trong đó nổi tiếng nhất là “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”.

Tổng Giá xưa gồm 6 xã, trong đó làng Giá xưa gồm 3 xã Yên Sở, Đắc Sở và thôn Yên Thái của xã Tiền Yên. Có giả thuyết rằng Yên Sở (Hoài Đức, TP Hà Nội) nhiều dừa bởi mấy trăm năm trước đây là nơi tập trung tù binh từ Chăm Pa, từ quê hương họ đem theo những quả dừa ra Bắc làm lương khô để ăn, thế rồi tiện tay trồng. Chẳng ai rõ giả thuyết đó đúng hay không nhưng từ nhiều đời nay ở Yên Sở đã có hàng vạn cây dừa. Dừa bao bọc quanh xóm làng, trong các mảnh vườn, cái ao hay trồng thành dãy ven đường. Biết bao bộ phim đã lấy nơi độc đáo, xanh mát này làm bối cảnh để quay như “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” “Đại gia chân đất”…

Hàng dừa gần UBND xã Yên Sở. Ảnh: NNVN.

Hàng dừa gần UBND xã Yên Sở. Ảnh: NNVN.

Thế rồi, theo chị Nguyễn Thị Kim Dung-Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sở dân số dần đông lên, đất đai chật, tình trạng đô thị hóa nhanh, nhà tầng thay cho nhà cấp bốn, quá trình xây dựng người ta phải chặt bớt dừa đi. Tình trạng đó diễn ra liên tục trong khoảng 10 năm, hàng ngàn cây dừa đã bị đốn hạ. Cho đến khi chính quyền tuyên truyền cho nhân dân hiểu tầm quan trọng của cây xanh, của bản sắc quê hương có cây dừa gắn bó biết bao đời nay.

Chính vì thế mà dân Yên Sở đã trồng mới những hàng dừa dọc theo đường vào UBND xã, khu trung tâm thể thao, trường cấp hai, đường Sa Đông…Hiện nay bên cạnh những hàng dừa cổ thụ cao vút là những hàng dừa non mới trồng, ngày ngày giơ những chiếc lược xanh chải vào trời mây. Và tấm bánh gai cổ truyền nổi tiếng thơm ngon của Yên Sở cũng được làm khuôn bằng lá dừa, giúp chúng có thể bảo quản lâu được tới cả tuần.

Trẻ con vui chơi dưới bóng dừa. Ảnh: NNVN.

Trẻ con vui chơi dưới bóng dừa. Ảnh: NNVN.

Ngoài dừa, Yên Sở còn có nhiều mảng màu xanh của hàng xà cừ cổ thụ trồng dọc theo tuyến đường DH 05, có các tuyến đê nở hoa, đặc biệt là có rừng Giá cạnh di tích Quán Giá với những gốc cây to hai ba người ôm. Có lẽ ít thấy ở vùng đồng bằng nào lại có khu rừng được bảo tồn tốt, còn khá nguyên vẹn như ở Quán Giá gồm các chủng loại xà cừ, tre quanh năm tỏa rợp bóng mát. Trong làng hầu như nhà nào cũng có những mảnh vườn nho nhỏ với cá gốc bưởi và hoa. Từ vài chục năm trước, cứ vào mồng 4 Tết các làng lại tổ chức trồng cây như một truyền thống tốt đẹp.

Yên Sở còn giữ được những cái ao lớn ở thôn 1, thôn 4, thôn 7, ao công viên đầu làng, có tổng cộng hàng chục cái như vậy. Tất cả đều được xây kè, hàng rào an toàn, làm đường đi dạo xung quanh. Vì xã có rất nhiều giáo viên, bộ đội nên trình độ dân trí cao, hơn 10 năm trước đã có Nghị quyết cấm chó thả rông, giữ vệ sinh môi trường trong nhà, ngoài ngõ. Người dân cùng nhau quét ngõ nhỏ hàng ngày, đường lớn hàng tuần tạo thành nề thành nếp.

Hàng dừa cổ thụ ở Yên Sở. Ảnh: NNVN.

Hàng dừa cổ thụ ở Yên Sở. Ảnh: NNVN.

Vệ sinh môi trường không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ mà thông qua đó còn kết nối được với nhau, bởi cứ đến ngày đó người dân  rủ nhau ra làm, cùng trò chuyện vui vẻ. Tình làng nghĩa xóm, văn hóa làng xã nhờ đó mà được duy trì, kể cả trong quá trình xã lên phường, huyện lên quận sau này, Yên Sở vẫn là một điển hình, thực hiện tốt nhất công việc này.

Hoài Đức đã hoàn thành xây dựng NTM từ năm 2016, giờ đang phấn đấu NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong đó 2 xã đã đạt NTM nâng cao, cuối năm nay phấn đấu thêm 5 xã và 1 xã NTM kiểu mẫu nữa. Trong định hướng huyện lên quận, khi xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu khi có tiêu chí nào cao hơn phường, cao hơn quận thì Hoài Đức lấy, còn tiêu chí nào của phường, quận cao hơn lại lấy vào. Mục đích cuối cùng không phải là phường, quận, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu mà là đời sống của người dân được cải thiện, độ hài lòng của người dân được tăng lên.  

* Trang thông tin có sự phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông sản chủ lực

Đắk Lắk đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương như: cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao, mắc ca…để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.