| Hotline: 0983.970.780

Những hạt thóc cổ hiện ra sao?

Thứ Tư 02/06/2010 , 08:44 (GMT+7)

Hơn nửa tháng trôi qua trong sự hồi hộp của dư luận cùng giới khoa học, chúng tôi đến Viện Di truyền Nông nghiệp thăm những hạt thóc được nghi là có tuổi gấp vài lần cụ Bành tổ. Hỏi về vụ hạt thóc mấy ngàn tuổi, chị Hoàn - cán bộ phòng Bệnh học Phân tử - chỉ vào chiếc lồng sắt nhỏ chứa độ mươi khay mạ tí xíu, được đánh số cẩn thận.

Hạt thóc nảy mầm được gieo trong điều kiện nghiêm ngặt
Hơn nửa tháng trôi qua trong sự hồi hộp của dư luận cùng giới khoa học, chúng tôi đến Viện Di truyền Nông nghiệp thăm những hạt thóc được nghi là có tuổi gấp vài lần cụ Bành tổ. Hỏi về vụ hạt thóc mấy ngàn tuổi, chị Hoàn cán bộ phòng Bệnh học Phân tử liền thò tay vào túi lôi ra chiếc chìa khoá, lách cách tra vào cái ổ khoá vẫn im ỉm chốt chặt hai cánh cửa của một chiếc lồng sắt nhỏ chứa độ mươi khay mạ tí xíu, được đánh số cẩn thận.

>> Tuổi thọ kỷ lục ở hạt
>> Chuyện dài hạt lúa 3.000 năm nảy mầm?

“Khi mầm mạ còn bé, chúng tôi phải cho chúng vào khay rồi bỏ vào trong lồng khoá chặt kẻo chuột bọ phá hoại. Lớn hơn mới cho ra khu nhà lưới bên ngoài”. Ở khu nhà lưới chị Hoàn chỉ cho tôi thấy mấy cái chậu nhựa đựng bùn đất. Mỗi cái chậu cắm một cái que tre nho nhỏ để cho một cái mầm lúa dài độ gang tay nương tựa vào mà lớn lên. Những mầm lúa này đều có ký hiệu TD tức viết tắt của khu khảo cổ Thành Dền.

Với cặp mắt tò mò của người làm báo, tôi cố xăm xoi từng cái lá, từng cái thân mạ mỏng tang, xanh xao xem chúng có dấu vết gì khác thường không nhưng hoàn toàn vô vọng. Trò chuyện với tôi về chủ đề hạt thóc ngàn tuổi, PGS.TS Lê Huy Hàm-Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cười cười hồi lâu rồi mới vào cuộc. Theo ông Hàm, mấy cây lúa nghi là cổ trồng ở Viện Di truyền vẫn phát triển bình thường, chưa phát hiện có gì khác biệt với những giống lúa thông thường. Phải đến giai đoạn trổ bông, ra hạt, chúng ta mới xác định hình thái của nó.

Có 62 chỉ tiêu để xác định thuộc tính như chiều cao, kiểu dáng lá, kiểu dáng khóm, đẻ nhánh, thời gian sinh trưởng, chiều dài bông, số hạt, trọng lượng, kích thước, màu sắc hạt, hạt có râu hay không râu… Những giống lúa mới hiện tại đang trồng phổ biến ở Việt Nam có hai đặc tính nổi bật là ngắn ngày và thấp cây (lúa mới có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày còn giống lúa xưa có thời gian sinh trưởng từ 150-170 ngày, chiều cao của lúa xưa cũng vượt trội hơn hẳn lúa bây giờ). Nếu những hạt giống lúa bị nghi ngờ là cổ đang trồng ở Viện sau này phát triển cao cây, chu kỳ sinh trưởng kéo dài, kèm thêm những đặc tính khác nữa có thể quy kết là giống lúa cổ được.

Nếu đúng là giống lúa cổ sẽ rất có ích trong vấn đề văn hoá như nó sẽ cho biết ông cha ta dùng giống gì để cấy, chất lượng ra sao. Về khía cạnh thực tiễn, chúng ta có thể hy vọng nó mang những gen quý của những giống lúa đã bị mất theo thời gian. Về khía cạnh bảo quản, chúng ta có thể học cách bảo quản trong điều kiện tương tự như thế về độ ẩm, môi trường… để có thể bảo quản hạt giống được lâu tới hàng ngàn năm. Điều đó trái ngược với phương pháp bảo quản hạt giống hiện tại phổ biến vẫn dùng là để trong phòng lạnh. Cứ định kỳ một thời gian, người ta lại gieo chúng để chúng nảy mầm, đâm hoa, kết hạt rồi lấy hạt đem vào bảo quản lại.

Hạt thóc nghi là ngàn tuổi nảy mầm
Nếu không thực hiện công đoạn trên hạt giống sẽ mất sức nảy mầm. Ông Hàm cũng cho biết các cán bộ kỹ thuật của Viện đã mò dưới từng gốc cây lúa nghi là cổ để lấy được 6 vỏ trấu làm vật liệu phân tích. Các nhà khảo cổ sẽ liên lạc với các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc để nhờ họ phân tích 6 cái vỏ trấu này bằng AMS. Đây là phương pháp phân tích mang tính công nghệ cao, sử dụng phóng xạ các bon nhưng lượng mẫu cần dùng ít hơn phương pháp phân tích phóng xạ các bon thông thường. Số tiền cho một lần phân tích bằng phương pháp AMS là bao nhiêu, bao lâu cho kết quả và sai số của nó thế nào thì ông Viện trưởng không biết bởi nó thuộc trách nhiệm của những người gửi mẫu, tức những nhà khảo cổ.

Tôi có hỏi ông Hàm một câu chốt, rằng nhiều nhà khoa học trên thế giới không tin chuyện hạt thóc mấy ngàn năm có thể nảy mầm, liệu có chuyện chuột bọ, rắn rết tha lôi những hạt thóc vào khu vực khảo cổ không? Ý kiến riêng của ông về vấn đề này như thế nào? Ông Hàm bảo: “Trong việc khảo cổ, việc loại bỏ “nhiễu” (tức những đồ lẫn giữa thời kỳ hiện đại và thời xưa-PV) là rất quan trọng. Nhà khảo cổ phải có nghiệp vụ phân biệt giữa cái mới và cũ, khi khai quật họ cũng rất thận trọng, loại trừ những nhiễu tạp do chuột tha hay thóc rơi theo hang rắn xuống điểm di tích. Bản thân điểm khảo cổ sâu chừng 1,2m, những hạt thóc được tìm thấy trong khu bếp cổ gồm có cả xương động vật, vỏ trấu cháy.

Vậy có hai khả năng xảy ra ở đây. Thứ nhất là lẫn tạp ở khâu nào đó mà các nhà khảo cổ chưa biết được. Khả năng thứ hai là có điều kỳ diệu trong tự nhiên vẫn xảy ra như những xác ướp trong băng vài ngàn năm không hỏng khiến cho những hạt thóc cách đây 3.000 năm vẫn bảo quản tốt, vẫn nảy mầm. Đây cũng là trường hợp lần đầu tiên, các nhà khảo cổ gửi một mẫu hạt còn nảy mầm được đến nhờ chúng tôi theo dõi, nghiên cứu”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm