| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh đẹp và đặc sắc về các dân tộc Tây Nguyên

Thứ Bảy 06/07/2019 , 15:17 (GMT+7)

"Các dân tộc Tây Nguyên" là công trình tiếp nối hai tập sách ảnh cũng do ông Nguyễn Văn Kự và ông Lưu Hùng thực hiện trước đây: Nhà mồ Tây Nguyên (Nxb. Thế giới, 2003) và Nhà rông Tây Nguyên (Nxb. Thế giới, 2006, 2017).

Đây là cuốn sách mới nhất giới thiệu về 11 dân tộc Tây Nguyên - những dân tộc sinh tụ từ rất lâu đời trên miền đất sơn nguyên rộng lớn mà nay bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đó là các dân tộc Bana, Brâu, Churu, Cơho, Êđê, Giarai, Gié - Triêng, Mạ, Mnông, Rơmăm và Xơđăng.

Cuốn sách do các tác giả Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng, Lê Văn Thao, Lương Thanh Sơn thực hiện

Cuốn sách được xây dựng công phu, cẩn trọng do các tác giả Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng, Lê Văn Thao, Lương Thanh Sơn thực hiện nội dung. Bìa và trình bày: Nguyễn Bá Ngọc.

Hình ảnh về người dân tộc Giarai.

475 bức ảnh do 17 tác giả ảnh chụp, hầu hết đều gắn bó lâu năm với các hoạt động nghiên cứu về Tây Nguyên ở những lĩnh vực công tác khác nhau, có nhiều tác giả ở ngay tại Tây Nguyên. Bên cạnh đó là một số ảnh khai thác từ nguồn tài liệu lưu trữ. Có những ảnh xưa, có những ảnh chụp mấy chục năm trước, có những ảnh gần đây và ảnh hiện thời; bên cạnh phần lớn ảnh màu, có một số ảnh đen trắng. Kèm theo ảnh là chú thích rõ ràng, kể cả địa chỉ, thời điểm chụp và người chụp.

Nhà Rông làng Kon Rbàng (xã Vinh Quang - thành phố Kon Tum) khoảng năm 1930. Ảnh tư liệu Viện Thông tin Khoa học Xã hội.

Cùng với ảnh, trong sách còn có bài tổng quan “Các dân tộc Tây Nguyên và văn hóa cổ truyền”, đồng thời từng dân tộc có bài giới thiệu riêng. Tất cả nhằm thực hiện ý tưởng cố gắng cung cấp cho bạn đọc cái nhìn trung thực cùng những tư liệu phong phú để nhận biết về văn hóa và cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên trong sự vận động và biến đổi.

Lễ cúng trước mùa phát rẫy (Gia Lai - 2002), Ảnh: Nguyễn Văn Kự
Cụ bà Nàng Bun, 90 tuổi, nhân chứng còn lại về tục xăm mặt (2006). Ảnh: Nguyễn Văn Kự 
Cụ ông Thao La giải trí bằng cây đàn cổ truyền (2015). Ảnh: Trần Văn Lâm
Lễ thức hợp hôn cho cô dâu và chú rể trong đám cưới (Đơn Dương, Lâm Đồng - 2014). Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Đoàn nghệ thuật Gié Triêng trình diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Gia Lai, 2006). Ảnh: Nguyễn Văn Kự
Tập quán địu con (Lộc Bắc, Bảo Lâm, Lâm Đồng, 2017). Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Lễ thức cúng lúa mới tại rẫy trước khi thu hoạch (2014). Ảnh: Tần Văn Lâm
Các nhà dân tộc học Từ Chi, Codominas và Đặng Nghiêm Vạn đang nghiên cứu điền dã tại Gia Lai năm 1982. Ảnh: Nguyễn Văn Kự 
 
Hình ảnh về người dân tộc Mạ.

Cuốn sách cũng phản ánh nhiều khía cạnh hiện trạng cuộc sống và văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời qua đó có thể giúp độc giả tìm hiểu về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cổ truyền trong thực tế cuộc sống ở Tây Nguyên. Vì thế, nội dung cuốn sách vừa thích hợp cho độc giả phổ thông, vừa hữu ích cho những ai quan tâm sâu đến các tộc người Tây Nguyên và văn hóa của họ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm