Điển hình như ở xứ U Minh có loại nhà hai mái, có cột được cặm thẳng xuống đất, gọi là nhà cột cặm. Còn ở miệt Đồng Tháp, An Giang bị ảnh hưởng của mùa nước nổi nên thường làm nhà sàn. Nhà cất gần cặp sông, bờ ao để thuận lợi cho việc tắm, giặt sinh hoạt. Gần đây, có phong trào xây dựng nông thôn mới, nên nhiều biệt thự ở nông thôn được được xây dựng, nhưng vẫn thoáng đãng. PV NNVN có dịp đi và chụp lại những căn nhà ở nông thôn miền Tây như một nét văn hóa đặc trưng miền sông nước ĐBSCL.
|
Nhà bè ở Châu Đốc – An Giang vừa dùng làm nhà ở, phía dưới nuôi cá |
|
Nhà sàn thích hợp sống ở vùng ngập lũ An Giang, Đồng Tháp |
|
Bắt cầu khỉ đi vào nhà |
|
Nhiều nơi làm nhà bè nổi trên sông Tiền, sông Hậu |
|
Nhà nông thôn với hàng rào cây xanh trước cổng |
|
Nhà có bàn thờ Ông Thiên trước cửa |
|
Ngôi nhà 3 gian đặc thù ở vùng sông nước ĐBSCL |
|
Nhà lá ở miền Tây |
|
Nhà mái tôn, vách lá, cửa gỗ thông dụng ở làng quê |
|
Nhà sàn của người dân miền Tây cặp sông, rạch |
|
Nhà sàn có hàng trăm cây cột |
|
Những ngôi nhà ở đầu thượng nguồn sông Mekong |
|
Lão nông ở Đồng Tháp lau chùi bàn thờ trong nhà |
|
Lu chứa nước dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân trước sân nhà |
|
Nụ cười của thiếu nữ miền Tây |
|
Ông Hồ Văn Bi, ở ấp văn hóa Đông Bình, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đứng bên căn nhà biệt thự vừa xây xong gần 1 tỷ đồng từ cây cam sành |
|
Một căn biệt thự kiên cố |
|
Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ có trên 100 năm |
|
Nhà cổ Bình Thủy (TP. Cần Thơ) |
|
Căn nhà của Công Tử Bạc Liêu nổi tiếng miền Tây |