| Hotline: 0983.970.780

Những ngôi nhà ấm lửa

Thứ Năm 19/01/2012 , 10:25 (GMT+7)

Trong dịp khánh thành bàn giao 151 ngôi nhà thuộc diện 167 tại huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình), ông Nguyễn Như Lai, Chủ tịch HĐQT, TCty Lương thực miền Bắc xúc động cho hay: "Từ đây đồng bào thực sự được an cư rồi".

                  

Trong dịp khánh thành bàn giao 151 ngôi nhà thuộc diện 167 (còn gọi là chương trình xây dựng nhà cho hộ nghèo) tại huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình), ông Nguyễn Như Lai, Chủ tịch HĐQT, TCty Lương thực miền Bắc xúc động cho hay: "Từ đây đồng bào Minh Hóa thực sự được an cư rồi". Còn ông Đinh Quý Nhân- Chủ tịch IBND huyện Minh Hóa phấn khởi: “Tết con Rồng năm nay,. Thêm nhiều gia đình bà con được đón Xuân trong những ngôi nhà ấm lửa”.

Tấm lòng doanh nghiệp

Ông Nguyễn Như Lai tâm sự rằng: "Khi Chính phủ triển khai Nghị quyết 30a đối với 62 huyện nghèo trong cả nước nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, TCty Lương thực miền Bắc được trực tiếp Thủ tướng giao giúp đỡ huyện vùng cao Minh Hóa.

Bà Đinh Thị Nông trong niềm vui ngày nhận nhà mới

Thông tin ban đầu chúng tôi có được về địa phương này rất hạn chế, chỉ biết toàn huyện có 16 xã, thị trấn trong đó 4 xã thuộc khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Kinh tế- xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 65,43% dân số. Khi chúng tôi vào, tiếp xúc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Minh Hóa, chúng tôi tự hứa với mình rằng: phải quyết tâm giúp đỡ huyện bằng những gì tổng công ty có thể làm được để đồng hành cùng Đảng bộ và nhân dân huyện Minh Hóa trên con đường giảm nghèo nhanh bền vững như tinh thần của Nghị quyết 30a đề ra".

Cho đến cuối năm 2008, huyện Minh Hóa đầu tư kinh phí trên 30 tỷ đồng thực hiện chương trình xóa mái tranh cho hộ nghèo với 1.834 hộ dân được hưởng lợi. Tháng 8- 2009, huyện Minh Hóa triển khai xây dựng nhà 167 cho hộ nghèo. Nguồn kinh phí do TCty Lương thực miền Bắc hỗ trợ trên 17 tỷ đồng. Đến tháng 12- 2009, 680 ngôi nhà 167 được bàn giao và đưa vào sử dụng. Nói sao cho hết niềm vui của người dân Minh Hóa khi họ được đón một cái tết cổ truyền trong ngôi nhà mới ấm cúng, khang trang. Bước sang năm 2009, TCty Lương thực miền Bắc tiếp tục đầu tư cho huyện Minh Hóa 2 xe cứu thương trị giá hơn 1 tỷ đồng; hỗ trợ giúp nhân dân khắc phục hậu quả lụt bão 1 tỷ đồng; xây dựng Trung tâm dạy nghề tổng hợp của huyện trị giá gần 6 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành xong nhà 167, UBND huyện Minh Hóa thấy rằng còn rất nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách đang sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ, rách nát, xuống cấp nên năm 2011 tiếp tục đề nghị TCty hỗ trợ thêm gần 3,7 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa nhà cho các đói tượng chính sách.

 Đến thăm những hộ dân có nhà mới, ông Nguyễn Như Lai bộc bạch rằng: "Là doanh nghiệp hoạt động gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cán bộ công nhân, người lao động của TCty nhận thức sâu sắc rằng, việc chia sẻ khó khăn với bà con nghèo là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là tình cảm của chúng tôi”.

Ấm áp những ngôi nhà mới

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới khang trang, chị Đinh Thị Thuý ở thôn Cây Da, xã Xuân Hóa xúc động: "Trước đây gia cảnh tôi rất nghèo, nhà tạm bợ không thể gọi là nhà, chỉ một túp lều tường đất, mái lợp lá cọ, diện tích vẻn vẹn 10m2. Mùa đông gió lùa lạnh buốt xương, mùa hè nắng đổ lửa. Hoàn cảnh đơn chiếc, ốm đau liên miên, kinh tế chủ yếu dựa vào sào đất màu trồng ngô, trồng sắn, trồng lạc... thu nhập chẳng đáng là bao. Ước mơ về một ngôi nhà mới tưởng như suốt đời không nên nổi, rứa mà nay thành hiện thực rồi". Năm nay là năm chị Thúy sắp đón ba cái tết cổ truyền trong ngôi nhà nặng nghĩa nặng tình. Đời sống của chị từ ngày có nhà mới dần khá lên, thu nhập hàng ngày chị cố gắng tích trữ lại một phần phòng khi ốm đau, cuối năm đón một cái tết đầm ấm hơn, đầy đủ hơn.

 Bà Đinh Thị Nông, 83 tuổi ở thị trấn Quy Đạt là vợ của ông Đinh Nghiêu, liệt sỹ chống Pháp. Vợ chồng ông Nghiêu, bà Nông sinh hai con gái Đinh Thị Châm, Đinh Thị Chính đều bị tàn tật. Đinh Thị Chính đã mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Bà Nông sống với con gái tàn tật Đinh Thị Châm trong túp lều lợp tranh xiêu vẹo. "Cái nghèo làm mệ không thể cất đầu lên được cho bằng người ta. Tiền trợ cấp hàng tháng dồn vào đứa con gái kém may mắn Đinh Thị Châm, lấy mô mà mơ đến một ngôi nhà mới".

Những ngôi nhà mới trên vùng đất nghèo Minh Hóa do TCty Lương thực Miền Bắc hỗ trợ

Ngày các ban, ngành, nhân dân trong thị trấn Quy Đạt đến làm lễ khởi công nhà, bà Nông chưa dám tin rằng mình có nhà. Khi ông Nguyễn Như Lai và ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa gắn chiếc biển khánh thành ngôi nhà thì bà mới tin, nước mắt lăn dài trên hai gò má nhăn nheo: "Gần hết đời người, bà mới được sống trong ngôi nhà khang trang, ấm cúng. Biết nói chi cho hết được tấm lòng của các con cháu”. Tết năm nay là cái tết đầu tiên bà Nông và con gái Đinh Thị Chính đón tết với niềm vui để đời- có một ngôi nhà như mơ ước.

Chúng tôi đến thăm gia đình vợ chồng ông bà Cao Hồng Minh 70 tuổi- Đinh Thị Thắng 67 tuổi ở xã Yên Hóa khi năm cũ sắp hết. Hai vợ chồng đều là bộ đội phục viên, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường B5. Chiến tranh, bom đạn, tuổi già khiến sức khỏe của ông bà ngày một yếu đi. Thuộc đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn nên khi TCty Lương thực miền Bắc tiếp tục hỗ trợ kinh phí giúp nhân dân cải tạo, làm mới nhà ở, xã Yên Hóa đưa gia đình ông vào diện cần giúp đỡ. Ngôi nhà mới của vợ chồng ông Minh nằm cạnh ngôi nhà cũ tường đất, ám khói bụi thời gian tựa như một phép so sánh. Riêng vợ chồng ông Minh thì hạnh phúc vẫn còn vẹn nguyên trên nét mặt: "Phấn khởi lắm các chú ạ! Để hai thân già có một tổ ấm dưỡng thân lúc tuổi xế chiều, vui với con cháu mỗi khi tết cổ truyền đến"- ông Minh nói trong trong niềm vui và đun thêm bếp củi cháy rực lên như làm ấm cúng căn nhà mới.

                                                                  

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm