| Hotline: 0983.970.780

Những siêu dự án thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô

Thứ Hai 12/03/2018 , 13:05 (GMT+7)

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thực hiện hàng loạt dự án quân sự quy mô mà không ít người mô tả rằng chỉ có thể bắt gặp chúng trong các câu chuyện viễn tưởng.

“Chuột chũi chiến đấu” là một trong những dự án tham vọng của Liên Xô với mục tiêu đề ra là trong trường hợp xấu nhất, nó có thể đào hầm sâu vào lòng nước Mỹ và đặt những quả bom nguyên tử, gây thương vong tối đa.

14-26-24_chuot-chui-chien-du
Hình ảnh phác họa về cỗ máy “chuột chũi chiến đấu” của Liên Xô. Ảnh: Russia Beyond.

Theo một số báo cáo, vào thời kỳ cao điểm Chiến tranh Lạnh, ông Nikita Khrushchev, tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ, đã bí mật ra lệnh nghiên cứu, chế tạo ra những thiết bị hoạt động trong lòng đất, hay còn được gọi với tên khác là cỗ máy “chuột chũi chiến đấu”, nhằm mục tiêu phá hủy các đường dây liên lạc hay căn cứ quân sự ngầm của Mỹ.

Ý tưởng về việc tạo ra một cỗ máy, giống như những con chuột chũi, có khả năng đào các đường hầm dưới lòng đất và thâm nhập sâu bên trong lòng Trái Đất mà không bị phát hiện khiến không chỉ các nhà viết tiểu thuyết viễn tưởng thích thú mà còn thu hút được sự quan tâm của cả những nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu Liên Xô thời ấy, theo Russia Beyond.

Vào nửa đầu thế kỷ 20, những thiết bị đào đất như mô tả ở trên vẫn được coi là siêu vũ khí. Cỗ máy chiến đấu dưới lòng đất đầu tiên được kỹ sư Pyotr Rasskazov đến từ Moscow thiết kế vào năm 1904. Tuy nhiên, ông lại qua đời quá sớm để có thể chứng kiến ý tưởng của mình “đơm hoa kết trái”. Ở giai đoạn đầu cuộc Thế chiến I, các bản vẽ của ông bị mất và sau đó người ta tìm thấy chúng tại Đức.

Đầu những năm 1930, Liên Xô bắt đầu hồi sinh ý tưởng về vũ khí xuyên lòng đất và người nhận trọng trách hiện thực hóa tham vọng này là kỹ sư Rudolf Trebelevsky. Ông muốn thiết kế ra một cỗ máy với vẻ ngoài trông giống những con chuột chũi thực sự trong tự nhiên.

Trebelev đã ngày đêm mày mò, nghiên cứu cho ra đời một nguyên mẫu máy đào thử nghiệm. Con “chuột chũi máy” của Trebelevsky được thiết đế kể có thể khai thác mỏ, lắp dây cáp và phục vụ mục đích thăm dò địa chất. Tuy nhiên, dự án bị bỏ bê nhiều năm vì chính quyền Liên Xô quyết định tập trung nguồn lực cho những sáng kiến khác.

Đến những năm 1960, kế hoạch phát triển “chuột chũi chiến đấu” lại được nhem nhóm trở lại bởi lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushev. Nhưng Liên Xô giữ bí mật về nó thậm chí còn nghiêm ngặt hơn cả dự án phát triển bom nguyên tử. Một nhà máy đặc biệt dành riêng cho việc sản xuất những cỗ máy hoạt động trong lòng đất mang tên “subterrine” mọc lên ở Crimea.

Năm 1964, lò phản ứng hạt nhân cho “subterrine” đầu tiên được công bố và nó chính thức mang tên “chuột chũi chiến đấu”. Đến nay, thông tin về cỗ máy này vẫn rất hiếm hoi, ngoại trừ việc nó có thân dài, hình trụ, làm từ titanium với phần đầu thuôn nhọn gắn một máy khoan công suất lớn. Theo các nguồn tin khác nhau, “máy chuột chũi” có đường kính dao động từ 3 đến 4 m, dài 25 đến 35 m. Tốc độ di chuyển trong lòng đất đạt từ 7 km/h đến 15 km/h.

Những dữ liệu có sẵn chỉ ra rằng nhà vật lý hạt nhân Andrei Sakharov cũng tham gia vào quá trình sáng tạo ra cỗ máy, có thể là liên quan đến việc phát triển công nghệ nghiền đất đá và hệ thống đẩy sơ khai. Một lớp “màng bong bóng” liên tục được tạo ra xung quanh thân máy nhằm giảm ma sát và giúp nó đi qua được cả đá granite hay bazan.

Đội ngũ vận hành “chuột chũi chiến đấu” gồm 5 người. Nó có khả năng mang thêm 15 lính và một tấn hàng hóa, chất nổ cùng vũ khí. Những cỗ máy này được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như phá hủy pháo đài, hầm ngầm, bốt chỉ huy và bệ phóng tên lửa của đối phương nằm giữa những bãi mìn.

Quân đội Liên Xô đặt ra kế hoạch là nếu quan hệ với Mỹ suy thoái vượt khỏi mốc nguy hiểm, họ có thể triển khai các “subterrine” cho một cuộc tấn công từ lòng đất nhằm vào Mỹ. Họ sẽ vận chuyển “chuột chũi chiến đấu” bằng tàu ngầm tới khu vực ven biển quanh California, nơi địa chất kém ổn định. Từ đây, “chuột chũi” tiếp tục đào hầm vào trung tâm nước Mỹ và cài bom nguyên tử tại những địa điểm đặt các cơ sở chiến lược của Washington. Việc kích hoạt bãi bom nguyên tử sẽ gây ra những trận động đất khủng khiếp kết hợp với sóng thần. Tất cả đều được coi là thảm họa tự nhiên.

Theo Pravda Report, Liên Xô đã cho thử nghiệm “chuột chũi chiến đấu” với nhiều loại điều kiện địa chất khác nhau, từ đất ở ngoại ô Moscow, tại khu vực Rostov cho đến vùng núi Ural. Các nhân chứng tận mắt thấy cuộc kiểm tra tại Ural lập tức bị choáng ngợp bởi khả năng của cỗ máy thử nghiệm. “Chuột chũi chiến đấu” dễ dàng phá vỡ đá cứng và tiêu diệt mục tiêu dưới lòng đất.

Tuy nhiên, tai họa đã xảy ra trong một lần thử nghiệm khác. Vì lý do bí ẩn nào đó, cỗ máy phát nổ, giết chết toàn bộ đội vận hành, dẫn tới việc dự án bị đình chỉ không lâu sau đó.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm