Những năm 1960, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích trồng lúa là trên 1,5 triệu ha, cho sản lượng gần 4 triệu tấn, đạt năng suất bình quân gần 2,5 tấn/ha (năng suất trung bình ở miền Nam 1,15 tấn/ha).
Đến 2023, khu vực ĐBSCL diện tích lúa hàng năm (2 - 3 vụ) gần 4 triệu ha, cho sản lượng 24 - 25 triệu tấn, đạt bình quân 6,2 tấn/ha. So sánh diện tích lúa với năm 1960 tăng 16 lần, năng suất tăng 2,58 lần, sản lượng tăng 6,37 lần.
“Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” nên hiểu thế nào?
Về cụm từ “chất lượng cao” là nói về chất lượng hạt gạo ngon, thơm, sạch phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất lượng gạo cũng nói đến tính an toàn về thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu.
“Phát thải thấp” là các loại khí thải trong quá trình diễn ra vừa tự nhiên và do con người gây ra cần được hạn chế tối đa. Đề án kéo dài đến năm 2030 có nghĩa là người sản xuất sẽ thực hiện dần theo thời gian để đến năm 2030 (sau 6 năm) sẽ đạt mục tiêu về số lượng và chất lượng của đề án.
ĐBSCL được thiên nhiên phú cho là vùng đất màu mỡ, nhưng diện tích vẫn hạn chế. Năm 1998, bình quân mỗi hộ là 0,97ha, thấp hơn rất nhiều so với Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Trung Quốc.
Năm 2021 có sự thay đổi, có 54,3 % hộ canh tác từ 1 - 5ha, 5 - 10ha chiếm 7,3% và có khoảng 1,3% số hộ có diện tích trên 10ha...
Nếu như trước năm 2000 người trồng lúa còn sạ dày từ 200 - 300 kg/ha, bón phân hóa học không hợp lý, lạm dụng sử dụng thuốc BVTV, làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, vận chuyển chủ yếu là thủ công.
Vì vậy, phần lớn nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng, giá cả thất thường và phụ thuộc vào thị trường, nhiều nông dân bị ép giá nên lợi nhuận mang lại cho người trồng lúa bị hạn chế.
Những tiền đề hiện hữu giúp Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thành công
- Chương trình Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) được khởi động từ 1992 được Bộ NN-PTNT phát động khắp cả nước nhằm tăng cường áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, chủ yếu là các biện pháp canh tác thay cho chỉ sử dụng các loại nông dược vừa giảm độc hại cho người, môi trường, vừa tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Hiện nay IPM là biện pháp đã được nông dân sử dụng rộng rãi nên môi trường an toàn, sản phẩm nông ngư nghiệp phần lớn được thế giới chấp nhận
- Gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, được bắt đầu thực hiện vào năm 2005 nhằm khuyến khích nông dân giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân hóa học, thuốc BVTV để tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế.
Hiện nay chương trình này đã được nông dân ứng dụng rộng rãi, lợi nhuận thu được của người trồng lúa ngày càng tăng cao.
- Gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm nhằm sử dụng giống xác nhận có chất lượng cao, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân và thuốc hóa học, giảm tiêu tốn nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch để có môi trường trong sạch,lợi nhuận cao và bền vững.
- Chương trình cánh đồng mẫu lớn do Bộ NN-PTNT phát động vào tháng 3, năm 2011 được tổ chức thực hiện trên toàn quốc, đặc biệt ở ĐBSCL nhằm tạo cho nông dân và các doanh nghiệp một sân chơi mới có sự tham gia gắn kết với các nhà khoa học để có nguồn sản phẩm lớn đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho xuất khẩu.
Chương trình bao gồm sử dụng giống xác nhận có chất lược cao, giảm liều lượng gieo sạ, gieo tập trung, sử dụng phân bón Đầu Trâu là nguồn dinh dưỡng chủ lực với lượng bón tiết kiệm, giảm tối thiểu lượng thuốc sâu cả liều phun và số lần phun, tưới nước theo phương pháp tháo cạn phơi ruộng xen kẽ, gieo sạ đồng loạt,thu hoạch bằng cơ giới, giảm thiểu thất thoát sau thu hoach.
Cùng với chương trình cánh đồng mẫu lớn thực hiện tại Tây Ninh từ 2008, và các kết quả thực nghiệm sử dụng rộng rãi phân bón Đầu Trâu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc.
Cục Trồng Trọt đã công nhận phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được chọn làm loại phân sử dụng cho lúa VietGAP để xuất khẩu.
Chương trình VnSAT có tên Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam với sự hỗ trợ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới kết hợp với vốn của nhà nước, vốn của nông dân và doanh nghiệp thực hiện với 8 tỉnh ở ĐBSCL, 5 tỉnh ở Tây nguyên, thực hiện từ năm 2015 - 2020 cũng đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao lần này.
- Năm 2016 Chương trình sản xuất lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời, là sáng kiến của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các trung tâm khuyến nông tại ĐBSCL với Công ty Cổ phân Phân bón Bình Điền, do Công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ các loại phân bón, giống và một số thiết bị chủ yếu cho chương trình, đồng thời cung cấp các chuyên gia khoa học theo dõi, hướng dẫn các hộ tham gia trong 13 tỉnh ĐBSCL để thực hiện từ vụ hè thu năm 2016 đến hết năm 2020.
Chương trình sử dụng kết quả của 5 chương trình nói trên vừa áp dụng các biện pháp xử lý do biến đổi khí hậu phát sinh như xử lý hiện tượng mặn, phèn, tưới nước tiết kiệm, giảm lượng giống trung bình còn 80 kg/ha và tạo các mô hình giảm giống sâu còn 60 kg/ha, ứng dụng công nghệ thông tin để theo dỏi và quản lý nước và các hiện tượng diễn ra trên đồng ruộng.
Kết quả chung tính cho 1ha, về vật tư giảm được 400 - 500kg giống chất lượng cao, giảm bình quân 1 bao Ure, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV còn 2 - 3 lần/vụ, giảm công chăm sóc nhờ ứng dụng công nghệ 4.0, nhưng năng suất lúa tăng 300 - 900 kg/ha,bình quân 450kg, giảm giá thành sản xuất, lợi nhuận mang lại so với đối chứng dao động từ 3 đến 15 triệu đồng/ha bình quân là 5 triệu. Các nông dân tham gia mô hình đều có lợi nhuận từ 38 - 50%...
Có thể nói, qua những chương trình nói trên, nông dân đã ngày càng được trang bị kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến nên năng suất lúa ngày một tăng cao, ổn định. Cùng với giá lúa gạo ngày càng tăng, đã khích lệ nông dân càng đam mê với ruộng vườn nhiều hơn.
Các công ty vật tư và xuất nhập khẩu lúa gao trong nước cũng sẵn sàng chung sức tham gia. Trên phạm vi thị trường quốc tế, chất lượng gạo Việt Nam đã được đánh giá ở vị trí số 1, cùng với nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ngày càng tăng. Việc thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ là động lực mạnh mẽ để thực hiện thành công.