| Hotline: 0983.970.780

Những trái bom chết chóc nhất hành tinh: Khác biệt giữa bom H và bom A

Thứ Hai 11/01/2016 , 07:35 (GMT+7)

Đâu là khác biệt giữa bom nhiệt hạch với bom nguyên tử và vì sao thử nghiệm bom nhiệt hạch lại gây lo ngại như vậy?

Vụ thử bom hạt nhân mới đây của CHDCND Triều Tiên đã làm dấy lên nhiều lo ngại trong dư luận quốc tế, nhất là tuyên bố gây ngạc nhiên cho giới quân sự khi chính quyền của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un nói đã thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, có sức công phá lơn hơn rất nhiều so với bom nguyên tử.

Đâu là khác biệt giữa bom nhiệt hạch với bom nguyên tử và vì sao thử nghiệm bom nhiệt hạch lại gây lo ngại như vậy?

Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch (còn gọi là bom khinh khí, bom hydro hay bom H). Nước này đã nhiều lần thử bom hạt nhân nhưng lần này, sự hoảng hốt của cộng đồng quốc tế lớn hơn rất nhiều so với những lần thử nghiệm trước của chính quyền Bình Nhưỡng, theo nhận định của tờ Independent (Anh).

Cả bom nguyên tử (atomic bomb hay bom A) và bom nhiệt hạch đều là bom hạt nhân, nghĩa là năng lượng sinh ra từ các phản ứng hạt nhân. Nhưng cách thức giải phóng nguồn năng lượng cực lớn của hai loại bom nói trên khác nhau và dẫn đến những khác biệt lớn về sức mạnh của bom A và bom H.

Khác biệt lớn nằm ở chỗ bom A sử dụng quá trình phân đôi hạt nhân, nghĩa là từ một nguyên tử bị phân tách thành hai nguyên tử nhỏ hơn, quá trình đó tạo ra năng lượng. Bom H sử dụng quá trình hợp nhất, tức là hai hay nhiều nguyên tử hợp lại thành một nguyên tử lớn hơn.

Các bom H cũng có bộ phận ứng dụng quá trình nhân đôi hạt nhân, được sử dụng để kích hoạt giải phóng năng lượng của khối nguyên tử hợp nhất của quả bom. Nguyên nhân là bởi khối năng lượng hợp nhất kia cần một nguồn năng lượng lớn để kích hoạt và điều này chỉ có được khi một quả bom nguyên tử giải phóng năng lượng.

Người ta gọi là bom H do hydro chính là thành phần được sử dụng trong khối nguyên tử hợp nhất. Do cách thức chế tạo khác nhau, bom H có sức mạnh lớn hơn nhiều lần so với các loại bom A.

Đó là lý do thế giới rất lo lắng trước tuyên bố của Triều Tiên bởi nước này đã từng thử bom hạt nhân nhưng đây là lần đầu tiên thử bom nhiệt hạch.

Bình Nhưỡng hai lần thử hạt nhân sau lần thử đầu tiên được ghi nhận năm 2006.

Sức mạnh khủng khiếp của một quả bom H cũng là một trong những lý do khiến một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về các mối quan ngại. Kích hoạt một vũ khí như vậy dưới lòng đất chắc chắn phải gây ra động đất cực lớn nhưng chấn động của quả bom chỉ ở mức một quả bom A và thậm chí có thể còn thấp hơn sức công phá của quả bom A Mỹ ném xuống Hiroshima. Nhưng Triều Tiên nói quả bom đã được “thu nhỏ”, có nghĩa là nó được làm ở quy mô nhỏ, chỉ tương đương với sức công phá của một quả bom nguyên tử mà thôi.

Triều Tiên thực sự đã tiến đến đâu?

Cho dù vậy, chương trình hạt nhân của Triều Tiên vẫn luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Vậy thực sự Bình Nhưỡng đã thành công với bom nhiệt hạch? Theo phân tích của hãng tin BBC, điều này về mặt kỹ thuật là có thể, nhưng Bình Nhưỡng chưa thể đưa đầu đạn nhiệt hạch tích hợp vào tên lửa.

Trong các năm 2006, 2009, 2013 và 2016, Triều Tiên tuyên bố nước này đã thành công trong một số vụ thử hạt nhân, sau khi Bình Nhưỡng bị Liên hợp quốc cấm vận do phóng thử tên lửa.

13-19-35_bom-nhiet-hch
Hình ảnh một vụ thử bom nhiệt hạch (Ảnh: wikipedia; ibt.com)

Các nhà phân tích tin rằng trong hai vụ thử hạt nhân đầu tiên, Triều Tiên sử dụng plutonium phân rã. Họ cũng tin rằng Bình Nhưỡng có đủ số plutonium đạt chuẩn cần thiết để sản xuất ít nhất 6 trái bom. Tuy nhiên, chưa rõ trong vụ thử năm 2013, Triều Tiên sử dụng plutonium hay uranium cho quá trình khởi động của trái bom nguyên tử. Đầu năm 2016, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm bom H tuy nhiên nguyên liệu khởi động là gì cũng chưa rõ.

Như nhiều người đã biết, khu thử nghiệm hạt nhân Yongbyon được xem là cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên. Nước này nhiều lần cam kết ngưng các hoạt động ở đây và thậm chí phá hủy tháp làm mát năm 2008 theo một phần thỏa thuận giải trừ quân bị.

Nhưng trong tháng 3/2013, sau một cuộc đấu khẩu với phía Mỹ và với những lệnh cấm vận mới từ Liên hợp quốc sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 3, nước này nói sẽ khởi động lại toàn bộ cở sở hạt nhân Yongbyon.

Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ tin Bình Nhưỡng đã đóng hoàn toàn các cơ sở hạt nhật của họ, một mối nghi ngại càng được củng cố khi Triều Tiên khai trương một cơ sở làm giàu uranium ở Yongbyon với mục đích được công khai với nhà khoa học người Mỹ Siegfried Hecker năm 2010 là “để phát điện”. Chuyến viếng thăm của ông Hecker năm 2010 và bản báo cáo sau đó cho đến nay vẫn là nguồn tài liệu mới nhất và đáng tin cậy nhất về tổ hợp Yongbyon.

Tháng 4/2015, một viện nghiên cứu của Mỹ nói các bức ảnh chụp từ vệ tinh đầu năm 2015 cho thấy các lò phản ứng ở Yongbyon có thể đã được khởi động trở lại. Tháng 9/2015, truyền thông nhà nước Triều Tiên loan báo “hoạt động bình thường” đã được khởi động trở lại. Vụ thử hạt nhân mới được thực hiện ở khu vực Punggye-ri. Cả Mỹ và Hàn Quốc đều nói họ tin rằng Triều Tiên có một khu thử nghiệm khác liên quan đến các hoạt động làm giàu uranium.

Trái bom nhiệt hạch mà Triều Tiên vừa thử nghiệm có sức công phá ban đầu từ 10 - 15 kiloton nhưng các đo đạc đầy đủ ước tính sức công phá của nó đạt mức 100 kiloton.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Bình luận mới nhất