| Hotline: 0983.970.780

Những trái cây rừng gây thương nhớ

Thứ Tư 17/05/2023 , 10:52 (GMT+7)

TÂY NINH Dưới những tán rừng ở Tây Ninh, có vô vàn những loại trái cây rừng lạ mắt không chỉ làm xao xuyến bao người mà còn tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Từ giữa tháng 3 đến hết tháng 5, khi tiếng ve bắt đầu râm ran giữa trời oi bức, cũng là lúc các loại trái cây rừng - đặc biệt là loại trái có tính dược liệu ở dưới tán rừng Tây Ninh bắt đầu cho thu hoạch. 

Theo quan sát của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (huyện Tân Châu) hay Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên), các loại trái cây rừng tự nhiên đang vào độ chín vàng, cho thu hoạch.

Tít trên cao, ẩn mình dưới những tán lá cây là điểm vàng của những trái gùi bám dai dẳng vào những dây leo chằng chịt, trái bứa rừng bắt đầu ngả vàng - khoe hương hay màu đỏ của trái trường cũng điểm sắc. Đây cũng là lúc những người dân có tài leo trèo tại Tây Ninh vào mùa thu hoạch, tăng thu nhập cho gia đình.

Ở Tây Ninh, mùa nắng mà có được những trái gùi vàng mọng về ngâm với mật ong, hay uống cùng đá lạnh vừa cho cảm giác ngọt thanh mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, trái bứa rừng (măng cụt rừng) không còn xuất hiện nhiều ở cộng đồng mà chỉ tìm thấy trong những cánh rừng. Tuy nhiên, số lượng cây bứa rừng cũng không còn nhiều. Nhiều sách y khoa Việt Nam có dẫn chứng, trái bứa được sử dụng làm thuốc chuyên chữa một số bệnh về thấp khớp, đường ruột…

Thoạt nhìn, trái trường có bề ngoài giống như trái vải nên được khá nhiều người gọi bằng tên “trái vải rừng”. Không giống với những loại trái cây rừng khác, cây trường 3 năm mới có trái 1 lần.

"Trái chín màu đỏ rất đẹp, trái nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có vị chua chua, ngọt ngọt, trái sống chua hơn, càng chín càng có vị ngọt hơn. Món này đem chấm muối ớt hay lột vỏ ngâm với đường là thức ngon hết sảy”, chị Hồng Thắm - đồng nghiệp của chúng tôi tại Báo Tây Ninh giới thiệu.

Bên cạnh đó, những thảm cỏ nhân trần thơm thoang thoảng cũng đang vào độ cho thu hoạch, phục vụ sức khỏe con người. Nhân trần được biết đến là loại Nam dược quý, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, kích thích tiêu hoá.

Càng đi sâu vào những cánh rừng, chúng tôi càng ấn tượng với những giò lan rừng, sống “cộng sinh” trên những cây cổ thụ, khoe sắc, phát triển tươi tốt tại những cánh rừng Tây Ninh.

Những cành thành ngạnh trắng muốt, mỏng manh đang khoe sắc, tỏa hương như đón chào du khách đến thăm cánh rừng già.

Trái trôm già nở bung rụng xuống đất, như gửi vào lòng rừng già những cây non mai này. Mủ trôm được biết đến là nguyên liệu cho thức uống thanh mát, giải nhiệt…

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam trong chuyến công tác cùng lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh kiểm tra công tác bảo vệ rừng. Trong ảnh: Đoàn công tác chụp kỉ niệm dưới gốc cây Di sản hơn 200 năm tuổi tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.

Tỉnh Tây Ninh có hơn 73.000 ha rừng, với tỉ lệ che phủ đạt 16,16%. Rừng Tây Ninh nằm trong vùng giao thoa giữa Tây Nguyên và ĐBSCL nên có nguồn thực vật khá đa dạng. Nơi đây có hệ sinh thái chuyển tiếp độc đáo giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.