| Hotline: 0983.970.780

Niềm tin ngành giáo dục đang xuống thấp

Thứ Hai 07/05/2018 , 07:25 (GMT+7)

Theo khảo sát của ĐH Sư phạm TPHCM thì có tới 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng hoang mang về sự an toàn của mình trong công việc giáo dục mà họ sắp bước vào. Để củng cố lòng tin cho các giáo viên cũng như sinh viên sư phạm, 

Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TPHCM) đã tổ chức tọa đàm “Kỹ sư tâm hồn – Giữ vững lòng tin”.

08-23-02_hinh_1_-
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM trong buổi tọa đàm “Kỹ sư tâm hồn – Giữ vững lòng tin”.

Đứng trước thực trạng xã hội ngày hôm nay, đặc biệt là trước những biến đổi mang tính tiêu cực, làm cho xã hội nói chung, các giáo viên - kỹ sư tâm hồn nói riêng âu lo, trăn trở. Đó là, sự thiếu trung thực trong việc xét danh hiệu GS, PGS, hay những hành xử chưa đúng mực của nhà giáo, những vụ án mạng do giáo viên tha hóa đạo đức phạm phải... làm nhiều nhà giáo chân chính lo lắng.

 “Là những giáo viên trẻ, chúng tôi đang rất phân tâm, liệu mình có tiếp tục gắn bó với sự nghiệp vinh quang nhưng lắm nỗi chua cay, gập ghềnh của nghề giáo hay không. Để tiếp thêm sức mạnh cho những kỹ sư tâm hồn, cần phải định vị lại vị thế người thầy trong vô vàn biến đổi xã hội. Tất cả đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm thầy trò, học sinh và phụ huynh dành cho nhà trường.

Chúng ta không thể bắt học sinh phải coi chúng ta là số 1, không thể bắt các em phải thế này thế kia. Cần cùng nhau hành động để đáp ứng yêu cầu xã hội, mong muốn của phụ huynh và sự phát triển của nhà trường để nghề giáo trở thành thương hiệu có uy tín”, đó là những tâm tư mà thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du chia sẻ.

Thay mặt cho 1.280 học sinh, em Võ Phi Thành Đạt (Bí thư Đoàn trường) chia sẻ: “Đoàn trường đã khảo sát dư luận học sinh. Kết quả, 46% các em quan ngại hình ảnh nhà giáo; 53% luôn quan tâm, theo dõi, lên án những hành xử xấu của cả thầy và trò; 1% ý kiến khác. Qua đó, thấy sự quan tâm của học sinh đến những hành động đang làm xấu đi hình ảnh người thầy. Thậm chí thay cho giá trị quý báu, cao đẹp của nghề giáo, một số thầy cô trở thành nỗi ám ảnh với học sinh”.

TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP cho biết, hiện nay giáo viên còn thiếu nhiều kỹ năng ứng xử. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sự việc không hay xảy ra thời gian qua. Do đó, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần chú trọng đến việc trang bị năng lực giao tiếp ứng xử cho các giáo viên tương lai.

Theo TS Hồng, hỏi 200 sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM và 53 giáo viên, nhân viên các trường phổ thông trước các sự kiện xảy ra trong ngành giáo dục vừa qua, có 11% sinh viên mất tự tin, xấu hổ khi đang học sư phạm, khoảng 46,5% sinh viên thấy lo lắng, hoang mang về tương lai. Trong khi, 54,72% giáo viên, nhân viên hoang mang khi công tác trong ngành giáo dục. Bởi họ sợ bị ghi âm, hay sợ bị phụ huynh đánh đập.

"Chúng ta sẽ phải rà soát lại từ triết lý giáo dục, đào tạo giáo viên… Về phía xã hội, ngành GD- ĐT cần có chính sách đãi ngộ phù hợp, giúp giáo viên bình yên trong môi trường trường học. Và bản thân giáo viên, cũng phải ý thức rằng, thách thức hiện nay là rất lớn, học sinh đang chuyển biến rất nhiều, thầy cô không thể chủ quan áp đặt lên các em. Và thầy cô cũng phải học hỏi, nâng cao kiến thức các mặt, giữ vững tâm huyết, có lý tưởng nghề chứ không chỉ xem nghề như là công cụ mưu sinh”, TS Nguyễn Thị Bích Hồng.

 

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất