| Hotline: 0983.970.780

Niềm vui nhân đôi

Thứ Ba 20/05/2014 , 07:30 (GMT+7)

Vụ lúa ĐX 2013-2014, do thời tiết thuận lợi, nông dân ứng dụng tốt TBKT nên ở hầu hết cánh đồng của tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là các cánh đồng lớn lúa đạt năng suất cao.

Con số 8 tấn lúa tươi/ha được cân bán ngay sau khi cắt tính ra không phải là trường hợp hiếm. Nông dân trúng mùa. Riêng tại CĐL của xã Long An, huyện Long Hồ, điểm ấp Hậu Thành, bà con không chỉ vui vì lúa trúng mà con phấn khởi vì toàn bộ sản lượng lúa hàng hóa được bán hết cho DN theo hợp đồng đã ký với giá cao hơn giá thị trường.

CĐL xã Long An, trong vụ này có diện tích 500 ha, tập trung ở 3 ấp: Bà Lang, An Phú B và Hậu Thành, trong đó Hậu Thành có 170 ha. Nông dân SX giống OM 6976 (chiếm 2/3 diện tích) và giống OM 4900. Điều kiện SX nơi đây thuận lợi. Về giao thông có đường bộ (tỉnh lộ 904, 909) lẫn đường thủy nên việc vận chuyển vật tư, lúa hàng hóa…dễ dàng; về giống, kỹ thuật thì được ngành nông nghiệp chuyển giao.

Điều quan trọng là chính quyền địa phương rất quan tâm đến mô hình. Các cán bộ quản lý của ấp như trưởng ấp, phó trưởng ấp năng động, biết nắm bắt cơ hội để xây dựng các mối liên kết, chủ yếu là với DN để hỗ trợ nông dân đầu vào, lo đầu ra.

Thành công lớn là trong vụ này, cán bộ ấp đã ký được hai hợp đồng mua bán lúa với Cty Lương thực Vĩnh Long và Cty Xuất khẩu Cổ Chiên. Cty Lương thực mua lúa OM 4900, Cty Xuất khẩu Cổ Chiên mua lúa OM 6976.

Hy vọng, với sự hỗ trợ của nhà nước, các cơ quan chức năng và những kết quả đã đạt được của địa phương, vụ SX tới nông dân Hậu Thành sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng liên kết tốt đẹp với các DN thu mua và mô hình này sẽ được nhân rộng trong toàn CĐL của xã Long An.

Nhờ thế, sản lượng lúa hàng hóa của bà con (gần 10.000 tấn) đã được tiêu thụ hết, và vui hơn là giá bán cao hơn giá thị trường từ 200 - 250 đ/kg. Việc bán lúa theo hợp đồng đã ký càng có ý nghĩa khi mà vào thời điểm thu hoạch, tình hình tiêu thụ lúa trên địa bàn gặp khó khăn, giá cứ liên tục giảm, thậm chí không có người mua.

Phương thức mua hàng, thanh toán của hai DN cũng được nông dân hoan nghênh. Họ mua lúa tươi không tính ẩm độ, cân ngay sau khi thu hoạch, trả tiền mặt một lần vào ngày hôm sau.

Người dân Hậu Thành phấn khởi cho hay, lâu lắm rồi mới được trúng mùa và bán ngon lành như vụ này và bắt đầu tin tưởng vào hình thức liên kết SX cũng như trong tiêu thụ. Có thể nói, mô hình CĐL ở nơi đây đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Anh Bùi Văn Diệu, phó trưởng ấp cho biết, lúc đầu Cty Cổ Chiên đặt vấn đề thu mua, hai bên chỉ làm hợp đồng ghi nhớ, sau đó gần cuối vụ mới chính thức ký kết. Ký hợp đồng rồi nhưng đến lúc có hàng không thực hiện được là chuyện cũng thường xảy ra nên khi anh nhận mối liên kết này nhiều người lo ngại.

Nhưng có thể trực tiếp mua sản lượng lớn lúa hàng hóa có chất lượng tốt, đồng đều thật sự là nhu cầu cần thiết hiện nay nên các DN quan tâm. Anh Diệu cho biết thêm, vụ HT 2014, Cty Cổ Chiên đã đặt vấn đề thu mua sản phẩm của CĐL điểm Hậu Thành.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.