| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Đối mặt nguy cơ cháy rừng

Thứ Hai 12/03/2012 , 08:58 (GMT+7)

Đang giữa mùa khô, thời tiết nắng nóng, đây cũng là cao điểm mùa đốt nương làm rẫy của bà con khiến những cánh rừng của tỉnh Ninh Thuận có nguy cơ cháy bất cứ lúc nào.

Đang giữa mùa khô, thời tiết nắng nóng, đây cũng là cao điểm mùa đốt nương làm rẫy của bà con khiến những cánh rừng của tỉnh Ninh Thuận có nguy cơ cháy bất cứ lúc nào.

Đứng tại trụ sở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận, phóng tầm mắt nhìn về những cánh rừng tại xã Hoà Sơn và Ma Nới, những đám khói nghi ngút bốc lên từ những cánh rừng, anh Hoàng Văn Long, Phó giám đốc Cty không khỏi lo lắng: Đấy, thời tiết khô hanh nắng nóng, gió thổi mạnh thế này mà bà con vẫn đốt nương làm rẫy khiến cho nguy cơ cháy rừng của đơn vị chúng tôi luôn đặt trong tình trạng báo động nhất là những diện tích rừng khộp rất dễ cháy. Theo anh Long, giữa tháng 2 nhờ trận mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên mức cháy rừng đã hạ xuống cấp II, tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay nắng nóng gay gắt liên tục, nguy cơ cháy rừng nhanh chóng quay trở lại và hiện nay cấp dự báo cháy rừng đang ở mức IV, tức là mức nguy hiểm.

Hiện nay Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn quản lý 27.932ha rừng tại 2 xã Hoà Sơn và Ma Nới trong đó có 14.000ha là rừng khộp, mùa khô tại Ninh Thuận thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau nên công tác phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR) rất khó khăn đặc biệt là nương rẫy của bà con đồng bào dân tộc Raglai xen lẫn trong rừng rất nhiều, trong khi đó cứ vào mùa khô bà con lại đốt nương chờ mưa xuống để gieo trồng các loại cây lương thực. Theo anh Long, nếu để xảy ra cháy rừng thì rất khó chữa bởi địa hình đi lại khó, nguồn nước không có, phương tiện chữa cháy thô sơ, huy động lực lượng tại chỗ cũng khó khăn bởi kinh phí hỗ trợ người tham gia chữa cháy rừng theo quy định chỉ khoảng 30.000 đồng/ngày. Chính vì vậy, công tác phòng cháy rừng ở đây được đặt lên hàng đầu.

Ngay từ đầu mùa khô Cty đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ huy PCCR tại các xã và 11 thôn bản, song song với đó là tổ chức tuyên truyền vận động người dân ký cam cam kết khi đốt nương làm rẫy phải gom thành đống đốt vào đêm khuya hoặc sáng sớm và có người canh trực để không cho cháy lan vào rừng. Mặt khác, lãnh đạo Cty cùng với lực lượng địa phương thay ca túc trực tại các điểm nóng dễ xảy ra cháy rừng để khi có tình huống xấu kịp thời xử lý.

Chúng tôi ngược lên huyện vùng cao Bác Ái dưới cái nóng hầm hập, dọc hai bên quốc lộ 27B, những ô rẫy đã được bà con đốt nham nhở xen lẫn trong những vạt rừng cây đã trụi lá. Ông Nguyễn Văn Cương, Phó Chủ tịch huyện Bác Ái cho biết: Mặc dù tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, từ đầu năm đến nay chưa xảy ra vụ cháy rừng đáng tiếc nào xảy ra nhưng chúng tôi vẫn lo lắm bởi hiện nay đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô bà con đốt nương làm rẫy, chỉ sơ sẩy là có thể cháy rừng ngay. Huyện Bác Ái có 63.292ha rừng trong đó chủ yếu là rừng khộp rất dễ xảy ra cháy, chính vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng bằng nhiều hình thức như họp dân tại thôn bản, tuyên truyền lưu động để bà con hiểu, nâng cao ý thức không vào rừng đốt lửa mặt khác khi đốt nương làm rẫy phải có người canh lửa để không cháy lan vào rừng.

Mùa khô còn kéo dài và đang bước vào giai đoạn cao điểm, để không xảy ra những vụ cháy rừng đáng tiếc, hiện nay các cấp các ngành chức năng đang tiếp tục tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức PCCCR mặt khác tăng cường lực lượng túc trực tại các điểm có nguy cơ cháy rừng cao để khi có cháy thì nhanh chóng huy động lực lượng xử lý.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng phòng Quản lý Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận cho biết: Tỉnh Ninh Thuận có 148.665ha rừng tại 37 xã, trong đó khu vực rừng dễ xảy ra cháy nhất tập trung tại một số địa phương thuộc huyện Ninh Sơn và Bác Ái bởi đây là nơi tập trung rừng khộp. Năm nay mùa khô có thể kéo dài hơn mọi năm do nhuận tháng, do vậy ngay từ đầu mùa khô tất cả các đơn vị đã tổ chức củng cố lực lượng thành lập các tổ, đội chuyên trách PCCCR, phát dọn thực bì làm đường ranh cản lửa tại các điểm nóng được 29ha, các đơn vị chủ rừng đốt trước có điều khiển, có kiểm soát 150ha tại những điểm có nguy cơ cháy cao đồng thời tổ chức 7 đợt diễn tập chữa cháy rừng theo từng tình huống giả định nhằm giúp lực lượng các đơn vị nắm bắt và xử lý tốt việc PCCCR. Tổ chức họp dân tuyên truyền công tác PCCCR được 31 đợt với 1.471 lượt người tham gia, mặt khác đã có 531 hộ đồng bào ký cam kết khi đốt dọn rẫy không cho cháy lan vào rừng…

Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ dân, tuy nhiên những ngày đầu tháng 3 tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra 5 vụ cháy rừng tại huyện Ninh Sơn (2 vụ) và Bác Ái (3 vụ). Ông Thanh cho biết: Khi thấy vệ tinh quan trắc của Cục Kiểm lâm báo có cháy rừng, chúng tôi đã nhanh chóng chỉ đạo kiểm lâm địa bàn cùng người dân ở thôn, bản xảy ra cháy rừng kịp thời dập tắt đám cháy. Nguyên nhân cháy rừng được xác định là do bà con đốt nương làm rẫy. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm