| Hotline: 0983.970.780

Níu hồn hoa Gò Vấp

Thứ Sáu 15/01/2010 , 11:00 (GMT+7)

Những ngày cuối năm âm lịch, chúng tôi tìm về quận Gò Vấp (TP HCM), nơi có làng hoa một thời vang bóng. Giờ đây, bên cạnh cái hồn xưa dấu cũ, vẫn còn đó một le lói hy vọng sự trở dậy của một làng hoa nổi tiếng thuở nào.

Những ngày cuối năm âm lịch, chúng tôi tìm về quận Gò Vấp (TP HCM), nơi có làng hoa một thời vang bóng chẳng thua gì làng hoa Ngọc Hà ở Hà Nội. Giờ đây, bên cạnh cái hồn xưa dấu cũ, vẫn còn đó một le lói hy vọng sự trở dậy của một làng hoa nổi tiếng thuở nào.

Làng Ngọc Hà của Sài Gòn

Ông Nguyễn Quý Thu, nguyên Phó chủ tịch Hội Làm vườn TP HCM nhớ lại, làng hoa Gò Vấp có từ trước năm 1975; hồi ấy vùng này đất còn rộng, người thưa. Nghề truyền thống của họ là làm pháo, chăn nuôi và trồng hoa kiểng mà nghề nào cũng nổi tiếng. Nhưng rồi chỉ có nghề trồng hoa là "thọ mệnh".

Đỉnh cao của hoa Gò Vấp là vào những năm 1992 – 1997. Lúc này nền kinh tế thị trường vừa chớm phát triển nên hoa kiểng Gò Vấp cũng được kịp tỏa hương. Ngoài hàng trăm điểm kinh doanh kiểng cổ, kiểng lá; đến mùa hoa Tết, người dân thi nhau xuống giống rợp trời, có năm lên đến 300, 400 ha là chuyện thường, chủ yếu tập trung ở các phường 9, 11, 12 và 17. Ở đây, hầu như tất cả giống hoa, loại hoa nào lạ mắt đều xuất hiện. Ngay cả “vương quốc” hoa kiểng ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) vào mùa trồng hoa Tết cũng về đây mua giống mới về nhân.

Nhưng nghệ nhân giờ đây đã tứ tán khắp nơi. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được ông Nguyễn Văn Tâm, một nghệ nhân hoa kiểng ở phường 12.

Ông Tâm bộc bạch: “Nếu như ở Hà Nội có làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng thì ở Sài Gòn có làng hoa Gò Vấp. Tôi cũng như nhiều người dân Sài Gòn khác, từ trước tới nay hễ nhắc đến hoa kiểng chỉ biết có làng hoa Gò Vấp thôi. Mỗi khi Tết đến, người dân Sài Gòn ở tận các quận trung tâm lại kéo nhau lên đây vừa chiêm ngưỡng, vừa mua hoa kiểng về chưng. Họ đi từng tốp, chật cả đường, giống như ngày nay đi chợ hoa Nguyễn Huệ (Quận 1) vậy”.

Đối với những người buôn hoa, bước vào tháng 10 âm lịch, khi nông dân xuống giống hoa Tết cũng là lúc thương lái lục tục kéo về đặt cọc, giữ mối. Chị Hương Hoa, chủ Shop Hoa trên đường Hai Bà Trưng, Quận 1 nhớ lại, 40% thị trường hoa ở TP HCM trước đây là hoa của Gò Vấp, thị phần còn lại là hoa Đà Lạt, Sa Đéc và của một vài địa phương khác.

Thời vàng son ấy được nhắc lại như là chuyện cổ tích, còn ngày nay trên thị trường hoa kiểng Gò Vấp đã “đầu hàng vô điều kiện”. Và thực tế điều này ai cũng thấy, mỗi khi xuân về Tết đến, khách lãng du dạo quanh làng hoa (năm nào làng hoa cũng tổ chức hội hoa xuân - PV), ngoài mặt thì cười nói vui tươi mà trong lòng vẫn cứ buồn héo hắt. Hoa vốn dĩ rực rỡ, gặp tiết trời se lạnh đua nhau khoe sắc chật cả một khúc đường Cây Trâm, đường Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Lượng... nhưng mấy ai biết đó là hoa của xứ khác đem về đây dự hội. Người biết chuyện tỏ ra tiếc rẻ, bởi cảnh sắc, con người giờ đã thay đổi, còn lại chăng là “hồn hoa” với những người giàu trí tưởng tượng mà thôi.

Mong đến... ngày xưa

Khoảng cuối thập niên 90 (TK XX) đất đai lên giá, dân tứ xứ đổ xô về mua đất xây nhà, lập xí nghiệp, Cty. Cứ thế, các cao ốc, nhà lầu đua nhau mọc nhanh như nấm. Một cán bộ Hội Nông dân quận Gò Vấp cho biết, trước đây làng hoa được qui hoạch 22 ha, nằm ở khu vực phường 11. Do không có tiền đền bù giải toả nên diện tích đất dần thu hẹp còn có 2,2 ha. Từ năm 1996 đến nay, số diện tích đất này được giao cho 13 hộ thuê sản xuất hoa kiểng. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có vài hộ thực hiện đúng hợp đồng, số còn lại thì kinh doanh cà phê, quán nhậu. Bởi vậy ai đến đây cũng nghe người ta nhắc đến “làng nhậu” nhiều hơn làng hoa. Và cũng không còn lạ nữa, khi ngày xưa hễ chiều xuống khách đến làng hoa để ngắm hoa, mua hoa, còn ngày nay người ta lên làng hoa là để tưng bừng ăn nhậu.

Thế nhưng, còn rất nhiều người tâm huyết, không thể ngồi nhìn làng hoa ngày càng tàn tạ. Tin vui từ ông Trần Thế Hùng - Chủ nhiệm Hợp Tác xã (HTX) cho biết, làng hoa đang được tái lập lại theo mô hình HTX.

Trên phần đất khiêm tốn còn lại 2,2 ha nằm trên đường Cây Trâm, P.11, bước đầu được xem như là “cái nhân” của làng hoa, sau đó nếu thuận lợi sẽ nhân rộng ra nhiều phường trong quận. Đây cũng là HTX hoa kiểng đầu tiên trong cả nước, qui tụ nhiều nghệ nhân tâm huyết, có tay nghề cao (Gò Vấp hiện có 70 nghệ nhân hoa kiểng có tay nghề cao -PV). HTX này có chức năng giống như một Trung tâm mua bán, sản xuất, nghiên cứu KHKT, triển lãm hoa kiểng... Tương lai nó sẽ giống như một công viên mở cho khách đến tham quan, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm SX với nhau. Hằng tháng nơi đây còn tổ chức chợ phiên như là chiếc cầu nối giữa người trồng hoa đến thị trường tiêu thụ.

Theo thăm dò của chúng tôi, hiện nay 90% hoa kiểng đang tiêu thụ trên thị trường TP HCM là của Đà Lạt, còn lại là hoa của địa phương khác. “Hoa Gò Vấp tuy có trồng cũng chỉ đủ cúng trong những ngày lễ lạt người dân trong vùng, có đâu mà bán hoa Tết!”, một nghệ nhân nói. Bởi các đội ngũ cán bộ khoa học là tiến sĩ, kỹ sư được giao làm “công tác giống” luôn ngồi chờ kinh phí, tự thân vận động thì không. Trong khi ở Đà Lạt, nhiều nông dân đã tự âm thầm lai tạo, nhân giống mới, sau đó đưa sản phẩm về ngay trung tâm KHKT để tiêu thụ. Không biết các nhà quản lý của TPHCM suy nghĩ thế nào về điều này?

Phục hồi làng hoa, thực chất là phục hồi lại “thương hiệu” hoa Gò Vấp. Trong quá khứ, nhiều nghệ nhân Gò Vấp từng đi truyền nghề cho nhiều địa phương khác, và họ cũng từng nhận được “chiến tích” huy chương vàng về triển lãm hoa kiểng bonsai toàn quốc. Do vậy, những người trong cuộc đang kỳ vọng hoa kiểng Gò Vấp sẽ tìm lại thời kỳ vàng son, đó là một làng hoa kiểu mẫu chất lượng cao được chăm bón bởi các nghệ nhân danh tiếng. Một mùa xuân sắp sửa đi qua, giống như những ai đang còn “mơ về làng hoa” Gò Vấp, chúng tôi cũng trăn trở về sự tồn vong của một làng nghề truyền thống, và đã nhìn thấy đâu đó le lói những sắc màu rực rỡ của một làng hoa nổi tiếng trong tương lai..

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm