| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực cứu bàn chân gần đứt lìa cho bệnh nhân 37 tuổi

Thứ Sáu 07/07/2023 , 14:18 (GMT+7)

Cần Thơ Do di chuyển bằng xe máy trên đường va chạm với xe ba gác đang chở sắt, sau tai nạn bệnh nhân bị đứt lìa 1/3 bàn chân được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Ê kíp bác sĩ phẫu thuật khâu nối phục hồi lại toàn bộ bàn chân bị đứt lìa cho bệnh nhân H. V. T., ở Sóc Trăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ê kíp bác sĩ phẫu thuật khâu nối phục hồi lại toàn bộ bàn chân bị đứt lìa cho bệnh nhân H. V. T., ở Sóc Trăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 6/7, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Trung tâm Chấn thương chỉnh hình đã nỗ lực phẫu thuật khâu nối mạch máu cứu sống bàn chân bị đứt lìa, phục hồi lại chức năng giải phẫu cho một bệnh nhân nam 37 tuổi.

Trước đó, bệnh nhân nam H. V. T., sinh năm 1986, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) di chuyển bằng xe máy va chạm với xe ba gác đang chở sắt, sau tai nạn bệnh nhân bị đứt lìa 1/3 bàn chân, được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, băng ép, truyền dịch, giảm đau, bảo quản chi đứt lìa và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu với tình trạng mạch nhanh, vết thương đứt lìa 1/3 trước bàn chân phải lộ gân cơ.

Nhận định đây tình trạng cấp cứu  khẩn cấp, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến phòng mổ  phẫu thuật cắt lọc xử trí vết thương, khâu nối vi phẫu động mạch, tĩnh mạch, cố định xương do BS CKII. Dương Khải, BS CKI. Thạch Thanh Tùng thực hiện. Ê kíp phẫu thuật khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn chân bị đứt lìa với thời gian 4 giờ.

Hiện tại tình trạng bàn chân bệnh nhân hồng hào, mạch mu chân rõ, chi ấm, dự kiến bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đánh giá và tiếp tục phẫu thuật nối gân cơ trong thời gian sắp tới.

BS.CKII Dương Khải (phẫu thuật viên chính) cho biết, quá trình phẫu thuật khó khăn do tình trạng vết thương phức tạp, các mô cơ giập nát nhiều, mạch máu, gân cơ khó xử lý. Tuy nhiên, các bác sĩ trong ê kip trực đã nhanh chóng xử trí chi đứt lìa bằng cắt lọc các mô giập nát và ưu tiên khâu nối vi phẫu mạch máu (2 động mạch và 4 tĩnh mạch) với mục tiêu nhanh chóng tái thông mạch máu bàn chân. Với kỹ thuật khâu nối mạch máu, các bác sĩ của ê kíp phẫu thuật đã sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng Coupler (dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch máu không cần dùng chỉ khâu). Nhờ áp dụng kỹ thuật này nên thời gian khâu nối mạch máu được rút ngắn, phục hồi tưới máu bàn chân được sớm hơn.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.