| Hotline: 0983.970.780

Nội soi phế quản lấy dị vật hạt sabochê bỏ quên trong phổi suốt 26 năm

Thứ Ba 07/12/2021 , 17:02 (GMT+7)

Cần Thơ Bệnh viện Đa khoa Trung ương cần Thơ vừa thực hiện nhiều ca nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật trong người bệnh nhận đã tồn tại nhiều năm.

Hạt sabochê (hồng xiêm) nằm trong phổi bệnh nhân P. T. T. suốt 26 năm đã được bác sĩ lấy ra khỏi người. Ảnh: BVCC. 

Hạt sabochê (hồng xiêm) nằm trong phổi bệnh nhân P. T. T. suốt 26 năm đã được bác sĩ lấy ra khỏi người. Ảnh: BVCC. 

Ngày 7/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương cần Thơ cho biết: trong vòng một tuần các bác sĩ khoa Hội Hô hấp bệnh viện đã nội soi phế quản gắp thành công 3 trường hợp bị dị vật rơi vào phế quản: một dị vật là xương cá mắc trong phổi bệnh nhân suốt 9 tháng, đặc biệt dị vật hạt sabochê (hồng xiêm) mắc trong phế quản 26 năm đã chấm dứt các tình trạng ho, viêm phổi kéo dài cho bệnh nhân.

Một trường hợp hạt sabochê (hồng xiêm) nằm trong phổi bệnh nhân suốt 26 năm, bệnh nhân nam P. T. T., 69 tuổi, ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương cần Thơ  với tình trạng mệt nhiều, ho đàm đục, khó thở tăng dần, sốt nhẹ, đau ngực (P) nhiều, phổi (P) giảm thông khí. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện theo dõi tình trạng viêm phổi, kết quả Xquang ngực thẳng ghi nhận bóng mờ vùng đáy phổi (P) nghi ngờ dị vật. Bên cạnh đó bệnh nhân còn bệnh lý nội khoa đái tháo đường tuýp 2 nhiều năm đang điều trị.

Các bác sĩ hội chẩn quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật. Trong quá trình lấy dị vật này rất khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt. Sau 90 phút nội soi các bác sĩ đã gắp thành công dị vật hạt hồng xiêm nằm trọn hết thùy dưới phổi (P), niêm mạc phù nề, bơm rửa sạch phế quản thùy dưới phổi (P). Tình trạng hiện tại bệnh nhân tỉnh, không sốt, phổi thông khí tốt, giảm ho, các dấu hiệu lâm sàng cải thiện rõ.

Còn bệnh nhân nữ H. T. T., 62 tuổi, ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với tình trạng ho đàm nhiều, khàn tiếng kéo dài, viêm thanh quản cấp, liệt dây thanh (P). 

Bệnh nhân được chẩn đoán đã liệt dây thanh âm và thanh quản, viêm phổi (P), kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang  ghi nhận tình trạng viêm phổi (P) hình ảnh cản quang nghi ngờ dị vật vị trí lòng phế quản thùy dưới phổi (P). Các bác sĩ khoa Nội Hô hấp thực hiện nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật. Sau 60 phút nội soi, các bác sĩ đã dùng kềm lấy được dị vật là 1 chiếc xương cá khoảng 3cm nằm gần hết lòng các phế quản thùy dưới phổi (P), gây viêm cấp phù nề niêm mạc thùy dưới phổi (P). Hiện tại tình trạng bệnh nhân nhân tỉnh, giảm ho, phổi thông khí tốt.

Các bác sĩ đã dùng kềm lấy được dị vật là 1 chiếc xương cá khoảng 3cm ra khỏi người bệnh nhân nữ H. T. T., 62 tuổi, ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ đã dùng kềm lấy được dị vật là 1 chiếc xương cá khoảng 3cm ra khỏi người bệnh nhân nữ H. T. T., 62 tuổi, ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Ảnh: BVCC.

Một trường hợp khác cũng được các bác sĩ khoa Nội Hô hấp nội soi phế quản lấy dị vật là hạt bắp bị sặc rơi vào phế quản, bệnh ổn định và xuất viện trong vòng một tuần.

Theo TS.BS Cao Thị Mỹ Thúy - Trưởng khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương cần Thơ  cho biết: Dị vật khí phế quản là các vật lạ rơi vào và mắc lại ở trong khí phế quản, bệnh nhân không để ý, không được chẩn đoán thành dị vật bỏ quên. Tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em gặp nhiều hơn người lớn. 

Có hai đặc điểm, một là người bệnh không biết mình bị dị vật đường hô hấp lúc nào do đôi khi xảy ra thoáng qua, hai là triệu chứng bệnh giống một số bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả xoài

Xoài là loại cây quen thuộc với người Việt, thường được trồng làm bóng mát trong gia đình và khu dân cư. Quả xoài được yêu thích bởi hương thơm và vị ngọt đặc trưng.