| Hotline: 0983.970.780

“Nợ Trường Sơn” gieo rắc ám ảnh khôn cùng

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:48 (GMT+7)

Ở cương vị Phó Tổng biên tập thường trực tạp chí Công đoàn Dầu khí Việt Nam, gạt đi những tất bật của nghề báo, Phạm Văn Đoan vẫn dành những khoảng lặng cho thơ.

"Nợ Trường Sơn" - tập thơ thứ tư của ông ra mắt bạn đọc với 76 bài thơ, mạch cảm xúc chủ đạo là chiến tranh - một món nợ với Trường Sơn theo đúng ý nghĩa nhan đề của tập.

Đọc "Nợ Trường Sơn" ta thấy những bài lục bát tiêu biểu, sở trường, mang phong cách của Phạm Văn Đoan, như: "Dặn vợ đi chợ Tết", "Chợ tình em đến", "Thèm lén", "Trú mưa", "Tiếp bạn", "Ngày xưa", "Khủng khỉnh hội tình"…

Điều ấn tượng là viết về chiến tranh, về những người bên kia chiến tuyến, Phạm Văn Đoan có cái nhìn khá mới, lạ. Ông không căm phẫn hay lên án, cũng không bài xích như quan điểm một thời; ngược lại, tác giả đồng cảm sẻ chia với những thân phận con người cùng trong vòng xoáy của lịch sử. Trớ trêu số phận đã sắp đặt Phạm Văn Đoan cùng đồng đội của ông với những người lính cùng chung dòng máu một dân tộc Việt Nam trở thành đối đầu hai bờ chiến tuyến. Ở một đất nước mà suốt ba mươi năm cầm súng trong nỗi đau chia cắt hai miền, ai cũng hiểu rằng, trên chiến trường, chỉ cần gặp một đụng độ nhau, một bên sẽ xanh cỏ và kên kia đỏ ngực.

Phạm Văn Đoan có cái nhìn công bằng hơn với những người bên phía chiến bại. Kết thúc chiến tranh, về với đời thường, họ đã trở thành bạn văn của nhau. Đại từ “ông giặc” mà Phạm Văn Đoan gọi người một thời bên kia chiến tuyến mới hóm làm sao:

Anh là giặc trong tôi

Tôi là giặc trong anh

Giặc ở trong nhau hai thằng dân cùng một nước

Thượng đế sinh ra tôi và anh

Không phải để tìm nhau mà diệt

Máu xương đổ suốt một thời oanh liệt

Bây giờ kể ra chuyện thật cứ như đùa.

...

Tất cả như nhau

Ta cùng cảnh ngộ

Rợn tiếng cười gằn. Tiếng thủy tinh vỡ.

*

Rượu đã tràn rồi còn chờ gì nữa

Uống đi kìa

Ông giặc của tôi ơi!

                                 (Tôi và anh)

"Nợ Trường Sơn" là món nợ của cả dân tộc, của cả đất nước này với Trường Sơn. Ai đã từng trận mạc, cận kề sống chết như ông, sẽ hiểu, trân trọng hơn cái giá của hòa bình, sự khổ đau của mất mát chia ly do chiến tranh mang lại nhưng không phải ai cũng có thể làm được như Phạm Văn Đoan.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm