| Hotline: 0983.970.780

Nơi diễn ra Chiến thắng Ấp Bắc về đích nâng cao

Thứ Ba 27/12/2022 , 14:02 (GMT+7)

Xã Tân Phú, nơi diễn ra Chiến thắng Ấp Bắc, là xã thứ 5 của thị xã Cai Lậy được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Những ngày cuối tháng 12/2022, chúng tôi có dịp về thăm xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nơi đây xưa kia là chiến trường diễn ra chiến công oanh liệt - Chiến thắng Ấp Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Ngày trước, địa bàn Ấp Bắc gồm hai ấp nhỏ là Tân Bình và Tân Thới, thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.

Empty

Di tích chiếc xe tăng của địch bị bắn cháy tại chiến thắng Ấp Bắc (1963) nay trở thành cánh đồng hoa màu xanh ngát. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, trận chiến Ấp Bắc diễn ra vào rạng sáng ngày 2/1/1963, kéo dài khoảng 20 giờ. Quân ta đã đánh bại 5 đợt tiến công của Mỹ - ngụy, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong trận chiến đấu ác liệt này, quân và dân Ấp Bắc đã mưu trí, anh dũng, tiêu diệt và làm bị thương 450 tên địch (trong đó có 11 cố vấn và nhân viên kỹ thuật Mỹ), bắn rơi 5 máy bay trực thăng, bắn hư hỏng nhiều chiếc khác; phá hủy 3 xe bọc thép M113, đánh chìm 01 tàu chiến trên sông. Chiến thắng Ấp Bắc 1963 đã mở ra khả năng mới cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Gần 60 năm kể từ ngày diễn ra trận Ấp Bắc và hơn 47 năm thống nhất và xây dựng đất nước, Tân Phú ngày nay đã vươn mình đi lên với diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Theo bà Trương Thị Mảnh, Phó Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Năm 2018, Tân Phú được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trên cơ sở nền tảng đó, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã tiếp tục xây dựng xã NTM nâng cao. Phong trào được nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ.

Ông Lê Văn Trương (80 tuổi) ở ấp Tân Thới có thể nói là người cao tuổi tiêu biểu trong công cuộc vận động xây dựng NTM của địa phương. Kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức kha khá nhưng năm 2018, ông đã hiến trên 100m2 đất ngay trước cửa nhà để xây dựng đường giao thông nông thôn liên xã.

Empty

Đa phần người dân Tân Phú sống bằng nghề nông nên việc chọn giống sản xuất luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Ảnh: Minh Đảm.

Trong công tác phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Tân Phú cũng chia sẻ thêm: Đa phần người dân sống bằng nghề nông nên việc chọn đúng giống cây trồng, vật nuôi luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Xã chọn các giống lúa chất lượng cao để khuyến cáo cho người dân gieo sạ để có đầu ra ổn định.

Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 65,49 triệu đồng tăng 24,38 triệu đồng so với năm 2018. Toàn xã chỉ còn 8 hộ, chiếm 0,51%, giảm 1,41% so với năm 2018.

Trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển những mô hình chọn con giống có chi phí đầu vào thấp, đầu ra ổn định và ít có dịch bệnh xảy ra, đảm bảo môi trường sạch đẹp như bò, cá… Trong cải tạo vườn tạp, chuyển đổi mô hình trồng cây ăn trái, hoa màu trên những vùng đất kém hiệu quả UBND xã vận động người dân không chuyển đổi cây trồng ồ ạt, phải gắn với sự phát triển của địa phương, thị trường.

Ông Bùi Văn Thương ở ấp Tân Thới, là một trong nhiều hộ dân chuyển đổi đất lúa sang trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao đã hơn 10 năm nay. Ông luân canh các loại hoa màu như: dưa leo, bầu, bí,… Theo đánh giá, mỗi vụ lãi gấp 7-8 lần so với trồng lúa. Ông nói: Từ hồi làm hoa màu gia đình khấm khá, con cái học hành đàng hoàng. Đời sống nhân dân thoải mái hơn. Đường sá bây giờ trải nhựa lót đan, đi lại thoải mái, vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Hoa màu hái lên lái đến thu mua hết. Hiện ông Thương đang thu hoạch 10 công rẫy trồng dưa leo và cây bầu. Vụ này dự kiến thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Empty

 Đời sống của gia đình ông Bùi Văn Thương ở ấp Tân Thới ngày càng khấm khá sau khi chuyển đổi từ cây lúa sang cây màu. Ảnh: Minh Đảm.

Còn ông Trần Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã cho biết: Xã có 123 cựu chiến binh. Đến nay, đời sống gia đình các gia đình chính sách, nhất là hội viên đã được nâng cao, ngang bằng so với mặt bằng chung trong xã. Đặc biệt có mô hình nuôi bồ câu theo hình thức trang trại của các hội viên Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Son đạt hiệu quả cao, vươn lên làm giàu.

“Hàng năm, hội có vận động hội viên đóng góp các khoản quỹ như quỹ đồng đội, 50.000 đồng/người để hỗ trợ cho hội viên có nhu cầu mượn vốn làm ăn. Ngoài ra, còn chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội. Từ nguồn vốn đó, hội viên đầu tư nuôi bò, bồ câu, cá tai tượng... để phát triển kinh tế gia đình”, ông Trần Minh Nhựt chia sẻ thêm.

Đến nay, xã Tân Phú đã có bước phát triển khá toàn diện, đạt được nhiều thành tích tích cực trên tất cả các mặt, diện mạo nông thôn tiếp tục thay đổi. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa - thể thao đạt chuẩn... tạo ra diện mạo mới cho xã.

Empty

Xây dựng giao thông nông thôn tại xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 21/12 vừa qua, xã Tân Phú long trọng tổ chức đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao của UBND tỉnh Tiền Giang. Ông Trần Văn Thức, Chủ tịch UBND thị xã Cai Lậy cho biết, xã Tân Phú là xã thứ 5 của thị xã Cai Lậy được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây thực sự là niềm vinh dự, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã nói chung và của xã Tân Phú nói riêng, đặc biệt ý nghĩa hơn khi lễ ra mắt được tổ chức trong không khí phấn khởi và trang trọng khi địa phương đang tập trung chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963 -2/1/2023).

Ông cũng đề nghị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Phú tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp yêu cầu phát triển mới theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống người dân. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP gắn với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của địa phương theo chuỗi giá trị, kết hợp với thu hút đầu tư, phát triển du lịch; coi đây là một trong những giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.