| Hotline: 0983.970.780

Nơm nớp lo cúm gia cầm

Thứ Tư 22/01/2014 , 10:12 (GMT+7)

Kết thúc năm 2013, dịch LMLM, dịch cúm gia cầm (CGC), đặc biệt là nguy cơ xuất hiện và lây sang người của các chủng virus CGC mới vẫn đang rình rập.

Mặc dù tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm năm qua khá yên ắng, tuy nhiên kết thúc năm 2013, dịch LMLM, dịch cúm gia cầm (CGC), đặc biệt là nguy cơ xuất hiện và lây sang người của các chủng virus CGC mới vẫn đang rình rập.

Tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC hôm qua (21/1), Cục Thú y cho biết, mặc dù tình hình dịch CGC H5N1 năm 2013 giảm mạnh, tuy nhiên cũng đã có 50 xã, phường của 23 huyện, quận thuộc 7 tỉnh xảy ra dịch, khiến gần 60 nghìn con gia cầm mắc bệnh, trong đó gần 80 nghìn con phải tiêu hủy. Về cơ bản, dịch CGC năm 2013 chỉ còn diễn ra nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình. Số tỉnh có dịch theo đó đã giảm gần 80% so với năm 2012, số gia cầm mắc bệnh cũng đã giảm tới gần 90% so với năm trước.

Năm 2013, mặc dù là năm đầu tiên không còn sự hỗ trợ vacxin CGC của Chính phủ để tiêm cho các đàn gia cầm dưới 2.000 con, chỉ có 40 triệu liều vacxin CGC dự trữ quốc gia dùng chống dịch khẩn cấp, tuy nhiên nhờ công tác bao vây chống dịch sớm và hiệu quả nên thiệt hại đối với ngành chăn nuôi là không lớn. Đáng mừng là hiện tại, trong số 40 triệu liều vacxin CGC dự trữ quốc gia năm 2013, hiện mới chỉ phải sử dụng 2 triệu liệu, còn lại 38 triệu liều vẫn chưa phải sử dụng tới và đã được Chính phủ đồng ý chuyển sang nguồn dự trữ năm 2014.


Nhiều chủng virus CGC lây sang người với tỉ lệ tử vong cao đang rình rập

Tuy nhiên, diễn biến dịch CGC năm 2013 cũng đã ghi nhận sự phức tạp hơn khi dịch đã lần đầu tiên xảy ra trên chim yến và chim trĩ tại một số tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Ninh Thuận... Đặc biệt, mặc dù số người chết vì lây nhiễm virus CGC tại Việt Nam năm 2013 không nhiều, tuy nhiên sự xuất hiện của nhiều chủng virus CGC mới lây sang người gây tử vong tại quốc gia láng giềng Trung Quốc đang đặt Việt Nam trong tình trạng báo động cao. Nguy cơ này càng dấy lên lo ngại khi ngày 20/1 vừa qua, nước ta đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì CGC trong năm 2014 sau 9 tháng liên tục không có ca mắc H5N1 trên người. Người tử vong là nam giới, 52 tuổi, trú tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (Bình Phước), trước lúc tử vong từng tiếp xúc với gia cầm.

Trong khi đó theo tổng hợp của Bộ Y tế tại cuộc họp hôm qua cho biết, mặc dù tới lúc này vẫn chưa ghi nhận sự có mặt của virus cúm A/H7N9 trên gia cầm sống tại Việt Nam, tuy nhiên diễn biến cúm A/H7N9 trên người tại Trung Quốc vẫn đang tiềm tàng nguy cơ đe dọa lây lan sang Việt Nam rất cao. Cụ thể trong năm 2013, đã ghi nhận 147 ca nhiễm bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, 47 ca tử vong, trong đó phần lớn các ca tử vong đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Tại Hồng Kông và Đài Loan cũng đã có tổng cộng 4 người khác tử vong vì cúm A/H7N9. Với tỉ lệ tử vong cao (trên 30%), việc xác định triệu chứng lâm sàng của cúm A/H7N9 trên gia cầm lại không rõ rệt nên nguy cơ lây nhiễm từ gia cầm sang người là rất nguy hiểm.

Ngoài cúm A/H7N9, một số chủng virus CGC mới gây bệnh trên người cũng đã được ghi nhận Trung Quốc và Đài Loan. Cụ thể tháng 12/2013, đã phát hiện một bệnh nhân nhiễm cúm A/H10N8 tại Giang Tây (Trung Quốc) và sau đó tử vong. Mới đây, cơ quan y tế Đài Loan cũng vừa ghi nhận một ca bệnh nhân nữ nhiễm cúm A/H6N1. Gần đây tại Hà Bắc (Trung Quốc lục địa và một số vùng lãnh thổ Đài Loan cũng vừa ghi nhận sự xuất hiện của virus CGC độc lực cao H5N2 gây ổ dịch lâm sàng và làm chết nhiều gia cầm.

Theo Cục Thú y, mặc dù tất cả các chủng virus trên đều đã từng ghi nhận lưu hành trên gia cầm từ các năm trước đây, tuy nhiên đến nay mới phát hiện các ca nhiễm sang người.

Trước nguy cơ dịch CGC, đặc biệt là việc lây sang người đang rất cao tại Việt Nam, nhất là trong dịp lễ Tết cuối năm, Bộ Y tế cho biết hiện đã cử 4 đoàn công tác trực tiếp tới Lạng Sơn và Quảng Ninh để đôn đốc công tác phòng ngừa tại các vùng cửa khẩu, biên giới.

 

 

+ Ngoài nguy cơ rất cao về dịch CGC, năm 2013, dịch LMLM cũng diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện mới của virus týp A. Mặc dù số tỉnh xảy ra dịch LMLM năm 2013 giảm 3 tỉnh so với năm 2012, tuy nhiên số xã xảy ra dịch lại tăng, trong đó chủ yếu do dịch càn quét dữ dội tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt tại Hà Tĩnh từ sau đợt mưa bão (tháng 8 đến tháng 11/2013). Việc xuất hiện týp virus LMLM mới, trong khi nguồn vacxin dự trữ chỉ có týp O như trước đây đã gây lúng túng, khó khăn lớn cho công tác phòng chống dịch.

Ngay đầu năm 2014, dịch LMLM cũng đã xảy ra tại 2 xã Hồng Thái (huyện Bình Gia) và Gia Lộc (huyện Chi Lăng) của tỉnh Lạng Sơn, làm gần 200 con gia súc mắc bệnh.

 

 

 + Bên cạnh dịch CGC và LMLM, bệnh chó dại bùng phát dữ dội năm 2013, gây tử vong nhiều người cũng đã gây hoang mang lớn cho người dân. Theo Bộ Y tế, hết năm 2013, đã có trên 300 nghìn người bị chó dại tấn công, phải đi điều trị, trong đó có tới hơn 100 ca tử vong vì bệnh dại. Tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó còn đạt rất thấp (chỉ khoảng 35%) vẫn đang là mối lo lớn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm