| Hotline: 0983.970.780

Nông dân 60 tuổi giàu sáng tạo

Thứ Năm 05/03/2015 , 09:44 (GMT+7)

Mặc dù chỉ học tới lớp 4 nhưng nông dân Phạm Văn Đậm đã tự mày mò, sáng chế máy tưới rẫy tự động, máy phát điện mini làm giảm chi phí SX, nâng cao thu nhập...

Trên tuyến hương lộ Nam Vịnh Tre, đến chợ Long Châu cũ, xã Thạnh Mỹ Tây, chúng tôi tìm đến cơ sở sửa chữa mua, bán máy xịt thuốc sâu, tưới rẫy của ông Sáu Đậm, ngụ ấp Bờ Dâu. Trước mặt chúng tôi là người đàn ông ở tuổi 60 vẫn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn bày những máy do mình sáng kiến ra kệ.

Theo ông Đậm: “Đây là máy phát điện mini do tui tự mày mò tận dụng những thiết bị còn sử dụng được của xe honda, máy cắt cỏ, máy xịt thuốc sâu để cải tiến. Máy có công suất 300 W/giờ, sử dụng liên tục 8 tiếng đồng hồ chỉ mất 1 lít xăng, thắp sáng 3 - 4 bóng đèn tiết kiệm điện và 1 tivi 21 inch, giá bán chỉ từ 1,2 - 2 triệu đ/máy tùy loại".

Trước đó, ông Đậm còn sử dụng máy cắt cỏ cải tiến thành máy bơm nước tưới rẫy tự động để giúp nông dân hạ giá thành, tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích. Gia đình ông trước đây SX 1,9 ha lúa 2 vụ, mùa lũ ông thường đi thành phố gia công cơ khí.

Sau đó ông lại về quê trồng rẫy, lái máy cày nên hiểu được công việc vất vả của nông dân. Trong lần đang vác máy tưới rẫy thấy cực, ông để máy lên tấm mướp rồi đẩy từng líp rẫy. Ông nghĩ phải chi máy tự chạy mình đỡ vất vả. Do biết chút ít về cơ khí nên ông đã mày mò, tìm tòi và sáng chế ra máy tưới rẫy.

Ông đã sử dụng máy cắt cỏ, hoặc máy cắt lúa, cùng với nhiều phế liệu khác để làm ra máy tưới rẫy. Đặc biệt máy không phải vác trên vai, không cần cầm tay mà vẫn tự động di chuyển và tự tưới.

Để làm được điều này, ông gắn phần máy cắt cỏ, hoặc máy cắt vào can nhựa, rồi bắc thêm ống nước 90 (nhựa Bình Minh) để làm chân đứng trên mặt đất, đồng thời làm dụng cụ nổi di chuyển trong các đám rẫy. Chỉ cần cho máy nổ là máy có thể tự động di chuyển và tưới từ nơi này đến nơi khác trong rẫy.

Ưu điểm của máy, nếu tưới trên diện tích 1.000 m2 chỉ cần tốn 1 xị xăng, mất thời gian khoảng 10 phút, còn nếu dùng lao động tưới ít nhất mất từ 3 - 4 lao động trở lên.

Ông Phạm Văn Đậm cho biết: “Những năm đầu ít người biết đến, nhưng trong vài năm trở lại đây máy bán rất chạy, chỉ tính từ đầu năm 2014 đến nay tui đã bán được 70 máy với giá từ 1,2 - 1,5 triệu đ/máy tùy loại cho nông dân các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang…”.

Ông Đặng Vũ Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ Tây cho biết: “Ông Đậm là nông dân có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp nông dân giảm chi phí, công lao động, tăng thu nhập. Xã đang làm hồ sơ để ông đăng ký bản quyền các loại máy này và vận động ông tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang sắp tới, đồng thời tạo điều kiện cho ông vay vốn ở ngân hàng Tiên Phong để mở rộng SX".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm