| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Hồng Kông thu lãi 'khủng' từ nuôi trùn quế ở Trung Quốc

Thứ Năm 19/08/2021 , 06:59 (GMT+7)

Mỗi năm, Lee Ka-lam, nông dân người Hồng Kông, thu về khoảng 1,9 triệu nhân dân tệ (gần 6,7 tỷ VNĐ) từ nuôi trùn quế ở Huệ Dương, Huệ Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lee Ka-lam làm việc tại trang trại trùn quế của mình ở Huệ Dương, Huệ Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Ảnh: China Daily.

Lee Ka-lam làm việc tại trang trại trùn quế của mình ở Huệ Dương, Huệ Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Ảnh: China Daily.

Lee tin tưởng ngành nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng lớn ở Trung Quốc đại lục.

"So với các thành phố hạng nhất, Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), có nhiều không gian hơn để phát triển nông nghiệp. Ngay cả khi tôi quyết định tăng sản lượng lên gấp 5 lần, đầu ra vẫn được đảm bảo", Lee nói. "Ngoài ra, tôi đã nói chuyện với các quan chức sân bay Bình Đàm về việc bán trùn quế trên toàn quốc bằng đường hàng không trong tương lai."

Yang Yu'an, một nông dân địa phương gặp Lee tại một khóa đào tạo, đặt hàng Lee một lô phân trùn quế, đúng vào mùa dưa hấu. Ban đầu, Yang quyết định mua thử vài trăm kg.

“Hiệu quả của việc bón phân trùn quế nhìn thấy rõ trong vòng chưa đầy một tuần", Yang nói. "Bón phân trùn quế không chỉ giúp lá trở nên đẹp và sáng hơn mà trái cây cũng có vị ngọt hơn".

“Hơn nữa, phân bón hóa học, cũng như axit humic, axit fulvic kali và các loại phân bón hữu cơ hòa tan trong nước khác mua từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp có giá từ 300-400 nhân dân tệ cho mỗi 0,067/ha. Tuy nhiên, phân trùn quế chỉ có giá từ 100-200 nhân dân tệ cho cùng một diện tích", Yang bổ sung về tính kinh tế của phân trùn quế.

Mặc dù bản thân phân trùn quế đang bán rất chạy, nhưng sự nhận biết của thị trường Trung Quốc về phân bón trùn quế vẫn ở mức thấp.

"Phân trùn quế không có mùi nồng đậm, là loại phân bón giàu tất cả các loại chất hữu cơ cần thiết cho sự phát triển của cây trồng", Lee nói về sản phẩm của mình.

Lee hiện đang chuẩn bị xin giấy chứng nhận đăng ký phân bón hữu cơ để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ.

Anh đã đăng ký thương hiệu của riêng mình, và giá trị doanh thu hàng năm mà trùn quế mang lại đạt 1,9 triệu nhân dân tệ.

Hàng năm, trang trại của Lee xuất bán khoảng 1.000 tấn phân trùn quế. Nhưng bất chấp các thành tích đạt được, Lee nói vẫn cần những thử thách liên tục.

Vì vậy, anh đã đăng ký tham gia một cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới được tổ chức tại Quảng Đông trong năm nay.

Chủ đề của dự án cho cuộc thi của Lee là "các hạt phân xốp của trùn quế làm vật liệu mới cho pin". Đây là dự án hợp tác giữa Lee và một giáo sư Đài Loan do Đại học Huệ Châu giới thiệu cho anh.

Lee và vị giáo sư Đài Loan dự định đốt phân trùn quế thành than và sử dụng để sản xuất pin.

Trong khi đó, phân trùn quế cũng được thêm vào thức ăn cho lợn để giúp giảm nguy cơ động vật bị ảnh hưởng bởi virus.

“Nếu dự án thành công, nó không chỉ có thể nâng cao quy trình khoa học và công nghệ trong chăn nuôi trùn quế mà còn mở rộng cả chuỗi công nghiệp”, Lee tự tin.

Là một thành viên của Liên đoàn Thanh niên Huệ Châu, Lee hy vọng sẽ đóng góp vào các hoạt động giao lưu và hợp tác thanh niên ở Khu vực Vịnh Lớn (gồm Hong Kong, Macao và 9 khu tự quản nằm phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, bao gồm Quảng Châu, Thâm Quyến, Châu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Hoản, Trung Sơn, Giang Môn và Triệu Khánh).

Trong khi đó, anh cũng hy vọng sẽ giúp được nhiều người trẻ Hong Kong muốn đến Quảng Đông khởi nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Lee đang dự định thành lập cơ sở khởi nghiệp nông nghiệp của thanh niên Hồng Kông ở Huệ Châu để cung cấp nền tảng trao đổi tinh thần kinh doanh.

Anh cũng muốn đào tạo kiến ​​thức nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất và các dịch vụ khác cho thanh niên Hồng Kông quan tâm đến việc khởi động các công ty khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ, bằng cách mời các chuyên gia từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc và các viện nghiên cứu và hiệp hội có liên quan ở Hồng Kông.

"Làm điều này sẽ giúp những người trẻ tuổi hòa nhập tốt hơn vào Khu vực Vịnh Lớn hơn và khuyến khích họ đóng góp vào sự phát triển của nó", Lee nói.

(Theo Chinadaily)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm