| Hotline: 0983.970.780

Nông dân là "đại sứ" tuyên truyền

Thứ Sáu 14/06/2013 , 15:54 (GMT+7)

Cả ngàn nông dân từ khắp các tỉnh ĐBSCL cùng kéo đến Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành để tận mắt chứng kiến các giải pháp tích hợp của Syngenta trên cánh đồng lúa mẫu.

Cả ngàn nông dân từ khắp các tỉnh ĐBSCL cùng kéo đến Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (huyện Thoại Sơn, An Giang) để tận mắt chứng kiến các giải pháp tích hợp của Syngenta trên cánh đồng lúa mẫu. Họ say mê tìm hiểu, ghi chép đầy đủ và hăng hái tham gia tranh tài “đại sứ” nhà nông tuyên truyền…

HỌC TRÊN CÂY LÚA

Từ sáng sớm, từng đoàn nông dân tiên phong ăn mặc đồng phục đến từ các tỉnh ĐBSCL đã tập trung đông đủ trên cánh đồng lúa mẫu rộng hàng chục ha tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành với loa đài, cờ, băng rôn khẩu hiệu rộn ràng như trẩy hội. Các chuyên gia đầu ngành của Syngenta bắt đầu hướng dẫn từng nhóm bà con vào tham quan thực tế các mô hình trình diễn về giải pháp tích hợp canh tác trên cây lúa từ khâu làm đất, giống, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng, tưới tiêu đến giai đoạn thu hoạch... theo quy trình khép kín.



Đoàn nông dân học trực tiếp tại ruộng

Gặp chúng tôi, nông dân Trần Văn Hạnh, tỉnh Kiên Giang hồ hởi khoe: “Chúng tôi rất vui khi được chọn đi dự khóa tập huấn này, quan sát thực tế mô hình lúa ở đây khi được áp dụng các giải pháp tích hợp ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so cách làm theo tập quán canh tác truyền thống của bà con. Nếu đem về áp dụng trên vùng đất phèn của địa phương chúng tôi sẽ rất phù hợp và hiệu quả…!”. Theo ông Hạnh, đây không phải lần đầu tiên ông được mời đi tham gia khóa tập huấn kỹ thuật về trồng lúa. Tuy nhiên, những lần trước, khi ông quay về háo hức phổ biến lại tất cả những kỹ thuật canh tác tốt nhất mà ông vừa tiếp thu được cho bà con nghe, nhưng họ không tin. Lần này ông Hạnh quyết tâm đem cả máy quay phim theo để quay lại toàn bộ quá trình tập huấn thực tế trên đồng ruộng. “Để nói có sách, mách có chứng cho mọi người tin và làm theo, tôi đã quay phim ngay từ đầu đến cuối đem về nhà đặng mời bà con lại cùng xem và bàn luận, nếu thấy mô hình nào phù hợp thì sẽ phát đi phát lại cho mọi người rút kinh nghiệm học làm theo”, ông Hạnh nói. Gia đình ông Hạnh, có tổng diện tích 28 ha đất lúa, vào thời điểm này lúa chuẩn bị vào giai đoạn làm đòng. Thực tế, bản thân ông vẫn hay làm theo kinh nghiệm riêng, thường bón phân thúc đòng trễ, lúa không nặng bông. Tuy nhiên, trong hai ngày đến đây học tập từ lý thuyết đến thực tế trên đồng ruộng, ông đã rút ra được nhiều cách làm hay từ những giải pháp tích hợp của Syngenta để trong vụ tới sẽ áp dụng ngay trên ruộng lúa nhà mình.


Chuyên gia của Syngenta hướng dẫn bà con thăm đồng

Tương tự, ông Lê Văn Sở, nông dân tỉnh An Giang, chia sẻ: “Gia đình tôi làm khoảng 100 công đất, trước đây chủ yếu canh tác theo tập quán ông bà để lại. Chuyện “ba giảm ba tăng”, dù nghe nói nhiều nhưng nông dân chúng tôi chẳng mấy người rành. Vậy nhưng, khi được đến đây tham gia khóa tập huấn thực tế trên đồng ruộng, chúng tôi đã nắm bắt được rất nhiều tiến bộ kỹ thuật hay, biết cách sản xuất theo hướng sạch hơn, phòng chống dịch bệnh ngay lúc lúa mới chớm bệnh”. 

XÂY DỰNG “ĐẠI SỨ” TUYÊN TRUYỀN

Theo ghi nhận của chúng tôi, dưới tất cả các lô ruộng đều có cắm bảng hiệu ghi chi tiết quy trình chăm sóc từ thời điểm sạ, loại giống, lượng giống lúa và số lần bón phân, thuốc… Đồng thời với những câu nhận xét về tình trạng thực tế của cây lúa đang phát triển như thế nào. Toàn khu được chia thành 36 lô ruộng mẫu có diện tích đều nhau, trong đó chiếm phân nửa điện tích được áp dụng sản xuất theo quy trình tích hợp của Syngenta. Còn lại là những lô ruộng đối chứng canh tác theo biện pháp thông thường của nông dân để thấy rõ sự khác biệt giữa các mô hình.



Nông dân quay phim, chụp ảnh làm tư liệu sống về phổ biến với người dân địa phương

4 giai đoạn của Syngenta đang áp dụng trên cánh đồng lúa mẫu tại đây gồm: khỏe mạ (từ khi làm đất đến 20 ngày sau sạ); đâm chồi; đều đòng và đầy hạt. Giải pháp tích hợp áp dụng cho khỏe mạ bắt đầu ngay từ khâu làm đất kỹ, san đất bằng phẳng, trục bùn, đến khâu quản lý xử lý cỏ ngay từ đầu. Sau đó đến chọn giống xác nhận, xử lý hạt giống để hạn chế mức độ tối đa việc gây hại của rầy nâu hay bệnh VL, LXL, đồng thời phải bón phân cân đối ở giai đoạn cây mạ và đưa nước đúng thời điểm giữ ở mức từ 1-3cm (ở giai đoạn từ 0 đến 5 ngày sau sạ) sẽ giúp cho cây mạ hấp thu tốt. Thực tế so sách giữa lô ruộng áp dụng giải pháp tích hợp của Syngenta so với ruộng đối chứng làm theo biện pháp canh tác thông thường của người dân đã tiết kiệm được 30kg giống/ha. Đồng thời, do khâu làm đất kỹ nên sử dụng các biện pháp trừ cỏ cũng rất triệt để và quản lý tốt sâu bệnh, rầy nâu… Lúc này, nhiều nông dân còn lội ào cả xuống ruộng để nhổ những gốc lúa lên cho cả nhóm “nghiên cứu” và bàn luận ghi chép. Đồng thời, cùng nhau cắt lúa vò hạt để cân đo đong đếm thực tế tại đồng ruộng so sánh hiệu quả khác biệt.

Trao đổi với NNVN, anh Trần Văn Trưa, GĐ kinh doanh vùng Tây ĐBSCL (Cty Syngenta) cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức thêm nhiều khóa tập huấn kỹ thuật thực tế như thế này nhằm giúp nông dân học trực tiếp trên cây lúa ngoài đồng. Mục tiêu của chương trình, sau khi đã nắm bắt được những kiến thức cần thiết, cộng thêm kinh nghiệm riêng bà con về tự áp dụng, đồng thời sẽ phổ biến lại cho nhiều người dân xung quanh cùng làm hiệu quả…!”. Theo anh Trưa, qua chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Syngenta hướng tới việc đào tạo, cung cấp các kiến thức cần thiết cho những nông dân tiên phong SX giỏi. Họ sẽ là những “đại sứ” để tuyên truyền, phổ biến TBKT mới cho cộng đồng.

Theo ông Võ Hữu Lành, GĐ kỹ thuật Thương mại khu vực ĐBSCL (Cty Syngenta): Syngenta đang thực hiện chương trình tập huấn kiến thức nông học cho bà con nông dân vùng ĐBSCL, nhằm giúp bà con thấy rõ từng giai đoạn phát triển sinh trưởng của cây lúa và cho năng suất tối đa. Từ lớp tập huấn lý thuyết trong lớp học, bà con nông dân được nghe các nhà khoa học phân tích về sinh lý cây lúa, dinh dưỡng, quản lý nước hợp lý cũng như thực tế quản lý sâu bệnh trên đồng ruộng để tiếp thu về ứng dụng hiệu quả.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm