| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp dinh dưỡng 'quanh nhà' ở Trà Vinh

Thứ Ba 17/08/2021 , 17:01 (GMT+7)

Tại các mô hình, dự án, chương trình 'Không còn nạn đói' đã hỗ trợ trực tiếp con giống, thức ăn, thuốc thú y, hạt giống rau, vật tư thiết yếu trong chăn nuôi.

Trà Vinh là một trong số 28 tỉnh của cả nước có huyện nghèo (loại 3A), đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, nhờ sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp những hoàn cảnh khó khăn do đói nghèo còn đeo đẳng trong đời sống của một bộ phận cư dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện định số 712 ngày 12/6/2018 của Thủ tướng chính phủ, về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Bộ NN-PTNT xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia và dự án điểm “Nông nghiệp dinh dưỡng” tại 135 xã, thuộc 28 tỉnh có huyện nghèo, trong đó Trà Vinh có huyện Trà Cú.

Người dân nuôi gà lấy thịt trứng, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: MĐ.

Người dân nuôi gà lấy thịt trứng, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: MĐ.

Ông Phạm Thanh Tiếng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 2019, mô hình đầu tiên được triển khai tại 3 ấp Trà Sất A, Trà Sất B và ấp Chợ của xã Long Hiệp, huyện Trà Cú. Từ những hiệu quả và kinh nghiệm xây dựng, triển khai mô hình ban đầu.

Năm 2020, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục phân bổ cho huyện Trà Cú 500 triệu đồng để thực hiện mô hình nông nghiệp dinh dưỡng “Nuôi vịt thịt và trồng rau ăn lá” tại xã Ngãi Xuyên. Bên cạnh đó, Cục Kinh tế hợp tác, Bộ NN-PTNT cũng đã phân bổ cho Chi cục Phát triển nông thôn Trà Vinh 400 triệu đồng để thực hiện mô hình “Nuôi gà đẻ trứng và trồng rau ăn lá” tại xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú.

Tại các mô hình, dự án chương trình “Không còn nạn đói” đã hỗ trợ trực tiếp con giống, thức ăn, thuốc thú y, hạt giống rau, vật tư thiết yếu trong chăn nuôi. Cùng với đó, hộ dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và trồng rau các loại.

Sau mô hình người dân tự trồng rau ăn lá. Ảnh: MĐ.

Sau mô hình người dân tự trồng rau ăn lá. Ảnh: MĐ.

Theo ông Thạch Thái Hoà, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tổ quản lý hỗ trợ phát triển sản xuất xã Tân Hiệp đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn, các ban ngành đoàn thể xã tổ chức họp bình chọn hộ cận nghèo có chí thú làm ăn. Có sức lao động, có nhu cầu hỗ trợ vốn và nguyện vọng sản xuất kinh tế từng bước thoát nghèo. Kết quả đã chọn được 50 hộ cận nghèo trên địa bàn 3 ấp tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng với 48 con/hộ tổng 2.400 con, và trồng rau ăn lá.

Anh Thạch Ri Tâm, cán bộ nông nghiệp xã Tân Hiệp cho hay, dự án bước cũng hiệu quả đó, gà người dân nuôi đạt, mô hình nhân rộng được. Dự án được đầu tư trên cơ sở lựa chọn xuất phát từ nhu cầu của người dân nên đa số các hạng mục thực hiện đều mang mang lại hiệu quả khá cao. Các hoạt động nâng cao năng lực, các mô hình sản xuất, chăn nuôi nâng cao chất lượng đời sống của người dân về mọi mặt. Đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và phụ nữ.

Mô hình cải thiện sinh kế, dinh dưỡng cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: MĐ.

Mô hình cải thiện sinh kế, dinh dưỡng cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: MĐ.

Hộ ông Võ Văn Cường, hộ cận nghèo (ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú) là một trong những hộ dân được bình chọn để tham gia mô hình. Đến với mô hình này, ông Cường phấn khởi cho biết, ông học hỏi thêm được nhiều thứ từ kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ lấy trứng. Từ khi tham gia mô hình gia đình ông ý thức hơn về chất lượng bữa ăn, nhất là trứng gà và rau xanh từ mô hình. Sau mô hình, ông Cường cho biết tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng quy mô của mô hình.

Theo ông Lê Văn Đông, PGĐ Sở NN-PTNT Trà Vinh, mô hình đã góp phần rất lớn trong giải quyết tình trạng thiếu hụt về thực phẩm như thịt, trứng, các vitamin thiết yếu từ các loại rau xanh cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em tại địa phương.

Kế hoạch trong thời gian tới, Sở NN-PTNT tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban ngành tham mưu UBND tỉnh, phân bổ vốn cho huyện Trà Cú thực hiện các mô hình nông nghiệp dinh dưỡng gắn với Chương trình hành động quốc gia không còn nạn đói trên địa bàn của huyện nghèo Trà Cú.

Đồng thời, tuyên truyền nhân rộng mô hình đã thực hiện có hiệu quả sang các xã khác trong huyện. Qua đó nhân rộng mô hình giúp người dân, nhất là đồng bào Khmer có nhận thức cao hơn về vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.