| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Hà Tĩnh 2009

Thứ Tư 13/01/2010 , 10:52 (GMT+7)

Theo số liệu báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, năm 2009, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Hà Tĩnh đạt 2.847 tỷ đồng (tăng 3,84% so với năm 2008);...

Theo số liệu báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, năm 2009, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Hà Tĩnh đạt 2.847 tỷ đồng (tăng 3,84% so với năm 2008); tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành đạt 1,9%; sản lượng lương thực cả năm đạt 50,3 vạn tấn, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 40%; giá trị bình quân trên đơn vị diện tích canh tác 36 triệu đồng/ha/năm; độ che phủ rừng bình quân đạt 51,3%.

PGĐ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt cho biết: “Năm 2009 với nông dân Hà Tĩnh cây trồng chủ lực vẫn là cây lúa với tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 100.370 ha, tăng 0,3% (diện tích lúa chất lượng cao chiếm 19,5%); sản lượng 48,02 vạn tấn, tăng 2% so với năm 2008. Các loại cây như ngô, lạc, đậu, chè, cao su, cây ăn quả... năng suất, sản lượng cũng tăng từ 6-31% so với năm 2008”. Về chăn nuôi, Hà Tĩnh có tổng đàn trâu bò trên 309.594 con, tăng 2,7%; đàn lợn 420.000 con, tăng 3,4%; đàn gia cầm trên 5 triệu con; đàn hươu 23.000 con, tăng 19%.

Lĩnh vực lâm nghiệp, năm qua, Hà Tĩnh trồng rừng tập trung được 5.710 ha, trồng 8 triệu cây phân tán, khai thác gỗ rừng tự nhiên gần 20.000 m3, khai thác gỗ rừng trồng 150.000m3. Về thuỷ sản, có 7.700 ha diện tích đã được nuôi trồng với tổng sản lượng thuỷ sản đạt 36.579 tấn, tăng 3,3% so với năm 2008. Còn diêm nghiệp cũng có kết quả khả quan khi sản lượng muối đưa vào chế biến tăng 5% (8.000 tấn) với diện tích sản xuất 241 ha. Không chỉ dừng lại ở đó, năm qua, nông nghiệp Hà Tĩnh đã tạo được một bước chuyển biến lớn, khi nghiên cứu, ứng dụng thành công các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất như: đưa các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng vào trồng (giống lúa PC6, P290, Thiên Hương 309, MT 8-9, TBR36...); nhân rộng các giống lạc tốt (L23, L20, RQ2, LĐN1), khoai sọ (KS4), giống cao su PB260...; sử dụng công cụ sạ hàng trong sản xuất lúa ở một số huyện như Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; thâm canh lúa tổng hợp cải tiến SRI, mô hình 3 giảm – 3 tăng...

Ngoài ra, công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản cũng đạt được một thành tích khá ấn tượng khi hoàn thành chỉ tiêu về khối lượng với giá trị trên 1.150 tỷ đồng (dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang - huyện Vũ Quang, dự án hiện đại hoá đê La Giang - huyện Đức Thọ; dự án cống Đò Điệm và hệ thống kênh trục Sông Nghèn – Can Lộc, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn...). Các hoạt động phục vụ sản xuất như cung ứng giống, vật tư, nước, bảo vệ thực vật, thú y đều thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

Năm 2009, Hà Tĩnh là tỉnh thực hiện thành công lĩnh vực phát triển nông thôn với 2 xã cán đích trước một năm về tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2006-2010, đó là xã Trường Sơn (Đức Thọ) và xã Thiên Lộc (Can Lộc). Mô hình điểm nông thôn mới của cả nước tại xã Gia Phố (Hương Khê) cũng đã được xây dựng đề án, phê duyệt và đang triển khai thực hiện với quyết tâm cao.

Công cuộc chuyển đổi ruộng đất giai đoạn II cũng đã hoàn thành ở 2 huyện Can Lộc và Đức Thọ với số thửa bình quân sau chuyển đổi từ 2-3 thửa/hộ. Các mô hình kinh tế trang trại cũng được mở rộng với 1.545 trang trại, tăng 150 trang trại so với năm 2008, trong đó có một số mô hình trang trại thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên và rất nhiều trang trại đạt từ 300-500 triệu đồng/năm.

Việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư đạt 50,9% KH, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế các xã đặc biệt khó khăn theo dự án 135 với tổng kinh phí 10.700 triệu đồng hoàn thành 100% KH; các dự án khuyến nông-lâm-ngư được thực hiện đồng bộ, 789 lượt người đã được tập huấn cách làm ăn mới, chuyển giao KHKT. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chè công nghiệp, hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy nông nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 103 tỷ đồng đều phát huy tối đa hiệu quả.

Phát biểu tại buổi tổng kết năm của ngành nông nghiệp tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh - Trần Minh Kỳ nói: “Năm 2010, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, vì thế nông nghiệp Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,9-2%, giá trị sản xuất 2.959 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp 2.405 tỷ đồng, lâm nghiệp 205 tỷ, thuỷ sản 349 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,89%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp phấn đấu đạt 42%; bò Zêbu chiếm 26% tổng đàn bò; sản lượng lương thực 52 vạn tấn; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt 39 triệu đồng/ha/năm; độ che phủ rừng đạt 53% và tổng sản lượng thuỷ sản 37.600 tấn”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.