| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Việt Nam '5 ăn, 5 thua': Lời cảnh báo của những chuyên gia

Thứ Ba 02/06/2015 , 06:10 (GMT+7)

Ăn hay thua ở đây đều phụ thuộc vào thái độ ứng phó và những chính sách vĩ mô, vi mô đề ra có phù hợp hay không cho sự phát triển của SX nông nghiệp…

Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp là hội thảo do Sở NN-PTNT Hà Nội, Trung tâm XTTM nông nghiệp TP Hà Nội vừa tổ chức.

Đây là dịp để các DN Hà Nội và trên 20 tỉnh thành xây dựng mối liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm. Ngày đầu tiên của hội thảo dành thời gian chính cho những diễn giả, chuyên gia kinh tế, nông nghiệp quen thuộc.

TS Lê Hưng Quốc cho rằng trong hội nhập quốc tế, thách thức nhất của nông nghiệp VN gặp phải là vấn đề luật pháp và cơ cấu, tổ chức SX. Trước đây SX nông nghiệp của chúng ta dựa vào HTX và nông dân nhưng nay phải dựa chính vào DN.

Cần phải cải thiện những hạn chế về đất đai như thời gian giao đất, thuê đất, hạn điền, quyền sở hữu, tích tụ ruộng đất, giảm bớt đất lúa, quy hoạch vùng SX hàng hóa lớn…

"KHCN là giải pháp cơ bản sau ruộng đất, cần phổ cập tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo các hiệp định đã cam kết, áp dụng các hệ thống quản lý của quốc tế, ứng dụng công nghệ cao.

Điều chỉnh lại thị trường sản phẩm để tránh xuất thô mà phải theo hướng chất lượng cao, sạch, hữu cơ. Điều chỉnh lại lao động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả SX và thu nhập...", ông Quốc nói.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng cơ hội không tự động đến, DN phải nhận biết và nắm bắt, nỗ lực thực hiện: Mở rộng thị trường XK với thuế suất thấp, nhập khẩu nguyên, phụ liệu thuận lợi. Đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một đối tác. Liên kết, tham gia chuỗi giá trị với DN của các nước…

Trong hội nhập, lương thực, thủy sản có cơ hội nhưng mía đường, đậu tương, ngô (bắp) sẽ gặp khó. Chăn nuôi “nguy cấp” với 3 đối tượng chính là lợn, gà và bò. Chăn nuôi gà quy mô nhỏ, không có khả năng cạnh tranh, kể cả gà thịt và gà đẻ trứng nên rất dễ bị thua thiệt.

Đối với chăn nuôi lợn, VN có ưu thế SX nội địa vì người dân có thói quen sử dụng thịt tươi. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng này sẽ nhanh chóng thay đổi và người dân chuyển dần sang việc sử dụng thịt đông lạnh...

"DN cần liên kết thành chuỗi: DN - nông dân - XNK trong nước và ngoài nước - ngân hàng - viện nghiên cứu. Biết người biết mình, nghiên cứu thị trường, đối tác cạnh tranh và hợp tác theo hướng hai bên cùng thắng. Đầu tư vào nguồn nhân lực, KHCN.
Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về nhãn mác, tiêu chuẩn VSATTP, lao động để XK, tham gia chuỗi giá trị... Vận dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, thực hiện các thủ tục thuế, hành chính, hải quan qua mạng", TS Lê Đăng Doanh.

Chính vì vậy cả ngành chăn nuôi heo và gà có thể đứng trước nguy cơ bị thua thiệt. Bò thịt và bò sữa sẽ chịu sức ép nặng nề nên cần có giải pháp cấp bách.

Để đối phó lại, theo TS Lê Đăng Doanh cần tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nông dân: Chuyển sang canh tác trên quy mô lớn (ở Vĩnh Phúc, nông dân cho thuê đất 10 năm, làm thuê trên mảnh đất của mình), liên kết DN nông nghiệp - ngân hàng - chế biến - thu mua -XK.

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Ký hợp đồng hợp tác với DN nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Vận dụng KHCN tiên tiến. Áp dụng GAP, thực hiện các tiêu chuẩn VSATTP.

Kỷ luật thị trường rất khắc nghiệt nhưng cũng rất ủng hộ nông dân làm ăn giỏi, nghiêm túc. Đào tạo, bồi dưỡng nông dân, ngư dân, rèn luyện ý thức kỷ luật, học sử dụng Internet, cập nhật thông tin. Tham gia thương mại điện tử...

Trong hội nhập, DN nông nghiệp cần phải làm gì? 96% DN hiện nay ở VN là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 2% trung bình, 2% là lớn, năng lực hạn chế.

Chỉ có 36% DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, 300 DN ở TP.HCM có năng lực tham gia. Phải thay đổi tư duy kinh doanh, không chỉ đầu tư vào “quan hệ”, ăn chênh lệch giá mà phải có chiến lược lâu dài. (Còn nữa)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm