| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Vĩnh Phúc chuyển từ 'lượng' sang 'chất'

Thứ Hai 05/10/2020 , 06:01 (GMT+7)

Nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.

Thanh long ruột đỏ Lập Thạch công nhận là 1 trong 18 sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc.

Thanh long ruột đỏ Lập Thạch công nhận là 1 trong 18 sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu

Với phương châm chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, thời gian qua, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tham mưu tỉnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo bước chuyển quan trọng, tác động tích cực đến năng suất, chất lượng của các cây trồng chủ lực, đưa giá trị sản xuất và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đều tăng qua các năm.

5 năm qua, các cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã giúp chuyển đổi được gần 12.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, củ, quả; hỗ trợ gần 98.000ha các giống lúa cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, chiếm 75% tổng diện tích trồng lúa của tỉnh; gần 16.000ha rau, quả sản xuất hàng hóa và trên 67.000ha cây vụ Đông được nhận hỗ trợ.

Nông dân có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ năm 2017, Vĩnh Phúc đã đưa 55% diện tích giống lúa mới, chất lượng cao vào sản xuất thay thế giống lúa KD18 thuần chủng.

Tỉnh cũng áp dụng và chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp VietGAP cho 33 cơ sở chăn nuôi lợn, 3 cơ sở chăn nuôi bò sữa, 9 cơ sở nuôi trồng thủy sản và 4 cơ sở sản xuất, sơ chế rau, củ; công nhận 18 sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng sản phẩm OCOP.

Nhằm tạo bước đột phá trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2017, tỉnh có chủ trương tiếp tục dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất lúa chất lượng cao.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 11 về tiếp tục thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp và chọn 2 xã Ngũ Kiên, Cao Đại của huyện Vĩnh Tường thực hiện thí điểm. Sau 2 năm triển khai, huyện Vĩnh Tường đã có 39 thôn, xóm của 8 xã tham gia với tổng diện tích hơn 1.330ha, hiện trung bình mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa, riêng xã Phú Đa mỗi hộ từ 1-3 thửa.

Sau dồn thửa đổi ruộng, nông dân dần thay đổi nhận thức, thói quen trong sản xuất nông nghiệp. Các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa, giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất cây trồng. Đây được coi là một trong những bước khởi đầu mới cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh.

Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 23 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi với ổ dịch đầu tiên ghi nhận ngày 27/3/2019. Ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định; yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch; thường xuyên kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn lợn; thực hiện ngay việc phun khử trùng tiêu độc tại các địa phương thuộc vùng dịch, vùng uy hiếp và vùng đệm theo quy định của Bộ NN-PTNT.

Đặc biệt, tại khu vực xảy ra dịch phải kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn chưa được kiểm dịch. Tỉnh cũng tiến hành nhiều giải pháp phòng, chống, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ, giúp người chăn nuôi giảm bớt những khó khăn, yên tâm tái đàn trở lại khi dịch bệnh đi qua.

Quy mô, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 của Vĩnh Phúc tăng 1,2 lần so với năm 2015. Ảnh: Bích Phượng.

Quy mô, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 của Vĩnh Phúc tăng 1,2 lần so với năm 2015. Ảnh: Bích Phượng.

Trong chăn nuôi, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi, các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Ước quy mô, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 của Vĩnh Phúc tăng 1,2 lần so với năm 2015, với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Chăn nuôi lợn tại các xã thuộc huyện Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt tại các xã thuộc huyện Tam Dương và Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa tại huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo… Một số trang trại đã áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi và liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Những thành quả về phát triển sản xuất nông nghiệp đã kéo theo việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả cao. 

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn NTM; 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 5 địa phương còn lại đang được UBND tỉnh làm hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn.

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn NTM. Diện mạo nông thôn được thay đổi.

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn NTM. Diện mạo nông thôn được thay đổi.

Diện mạo nông thôn Vĩnh Phúc đã thực sự đổi thay toàn diện, kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, đời sống của người dân ngày càng cải thiện. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 38 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều còn trên 1,4%.

Nhiều giải pháp trong tình hình mới

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc cũng bộc lộ những hạn chế như: Nông thôn phát triển chưa đồng đều. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững. Tăng trưởng còn phụ thuộc nhiều diễn biến thời tiết, dịch bệnh, thị trường. Hạ tầng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng như các điều kiện để tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đáp ứng. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ vẫn là phổ biến, tình trạng bỏ ruộng không sản xuất gia tăng.

Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp còn khá lớn, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao. Giữa nông dân và doanh nghiệp còn hạn chế trong liên doanh, liên kết sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít…

Ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đầy đủ. Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách có nơi, có lúc còn chưa tốt. Tư duy sản xuất tự cung, tự cấp vẫn tồn tại. Hạ tầng kỹ thuật thiếu và yếu. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa đột phá, chưa khơi dậy tiềm năng đất, ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, chậm chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp.

Tiếp tục dồn thửa, đổi ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất là một trong nhữngnhiệm vụ được ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra trong thời gian tới. Ảnh: Nam Khánh.

Tiếp tục dồn thửa, đổi ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất là một trong nhữngnhiệm vụ được ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra trong thời gian tới. Ảnh: Nam Khánh.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, cùng với tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Vĩnh Phúc sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tập trung nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM nâng cao. Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp. Đẩy mạnh dồn thửa, đổi ruộng và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học. Nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển mạnh các hình thức hợp tác, liên kết giữa hộ gia đình với các tổ chức tín dụng, khoa học, công nghệ và doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn. Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, từng bước đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư…

Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua cùng các giải pháp cụ thể được đề ra trong thời gian tới sẽ là nền tảng, động lực để ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3 - 2,4%/năm, từng bước mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nông dân.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất