| Hotline: 0983.970.780

Nông sản Việt trước 'dãy núi' rào cản kỹ thuật

Thứ Sáu 02/02/2018 , 07:30 (GMT+7)

Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch XK, các mặt hàng nông lâm thủy sản XK của Việt Nam trong năm 2018 cũng như những năm tới đang đối mặt với vô vàn khó khăn trước bối cảnh hàng loạt thị trường XK đang dựng lên “bức tường” về tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là về ATTP ngày càng khắt khe.

Hàng loạt nông sản Việt Nam đang đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước NK

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), năm 2017, cơ quan này đã phải tiếp tới 7 đoàn làm việc của các thị trường XK nông sản sang Việt Nam trực tiếp thanh kiểm tra, trong đó có 2 đoàn của EU, 2 đoàn của Hàn Quốc, một đoàn của Nhật Bản.

Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam vừa XK được lô thịt gà đầu tiên sau rất nhiều năm nỗ lực đàm phán với Nhật Bản hồi tháng 9/2017, thì ngay lập tức tháng 12/2017, phía Nhật đã cử ngay một đoàn sang kiểm tra về chuỗi SX chế biến thịt gà, đồng thời họ cũng đã đưa ra những khuyến cáo ban đầu dành cho các cơ sở SX chế biến thịt gà XK sang nước này.

Ông Tiệp cho biết thêm: Ả Rập Xê út, một thị trường XK thủy sản không phải là lớn của Việt Nam, tuy nhiên năm 2017, nước này cũng đã tổ chức một đoàn kiểm tra rất “hoành tráng” sang Việt Nam, đồng thời đưa ra những quy định hết sức nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật và ATTP đối với hàng thủy sản của Việt Nam XK sang nước này.

Ngoài ra, hàng loạt các thị trường XK nông lâm thủy sản khác của Việt Nam thời gian gần đây đã liên tục gia tăng các biện pháp phòng vệ kỹ thuật và ATTP. Với EU, ngoài việc nước này đang áp dụng chế độ cảnh cáo “thẻ vàng” đối với hải sản đánh bắt của nước ta, nhiều sản phẩm khác của Việt Nam XK sang thị trường này cũng đang bị áp dụng việc kiểm tra tăng cường. Hàn Quốc cũng sẽ là thị trường mà XK thủy sản của Việt Nam trong năm 2018 đối mặt với rất nhiều khó khăn, bởi từ 1/4/2018, nước này tiến hành kiểm dịch 100% các lô hàng thủy sản NK.

Bên cạnh đó, Australia vẫn đang áp dụng kiểm tra 100% lô hàng tôm sống NK của Việt Nam. Ấn Độ hiện cũng đã có cảnh báo về sản phẩm hồ tiêu XK của Việt Nam, đồng thời cho biết sẽ nâng thuế NK và áp dụng mức kiểm soát dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với hàng loạt các mặt hàng nông sản NK từ Việt Nam...

Trong khi đó Trung Quốc, thị trường XK nông sản lớn nhất của Việt Nam đang có những động thái thắt chặt các quy định về ATTP và kiểm dịch thực vật. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Bắt đầu từ 2018, Trung Quốc sẽ có lộ trình yêu cầu bắt buộc kiểm tra giám sát đối với các mặt hàng rau quả của Việt Nam XK sang nước này. Đây sẽ là điều vô cùng khó khăn cho mặt hàng rau quả của Việt Nam, bởi điều kiện SX hiện nay đang hết sức hạn chế.

Đối với mặt hàng gạo, năm 2017, Trung Quốc đã trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra và cấp phép cho 22 DN của Việt Nam được XK gạo sang nước này. Tuy nhiên gần nhất vào ngày 24/12/2017, đã có thêm 3 DN bị cơ quan chức năng nước này đình chỉ XK (trước đó đã có một DN bị đình chỉ). “Đối với các DN chưa được XK gạo sang Trung Quốc năm 2017, Cục BVTV đã hoàn thiện hồ sơ gửi phía bạn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi. Nếu cứ đà này, các DN XK gạo sang Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị rơi rụng dần” – ông Hoàng Trung lo lắng.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.