| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới Kiên Giang một năm đầy khởi sắc

Thứ Sáu 15/12/2023 , 16:04 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang hiện có 110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 19 xã NTM nâng cao và 7 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xây dựng NTM nâng cao

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm 2023 tỉnh hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng nông thôn mới, với nhiều khởi sắc. Kết quả đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 110/116 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Có 7/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng nông thôn mới với nhiều khởi sắc. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng nông thôn mới với nhiều khởi sắc. Ảnh: Trung Chánh.

Trong năm đã tổ chức các đoàn khảo sát, thẩm định mức độ đạt chuẩn nông thôn mới 4 xã: Nam Du (huyện Kiên Hải), Thổ Sơn và Sơn Bình (huyện Hòn Đất), Bình An (huyện Châu Thành). Khảo sát, thẩm định mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao 9 xã: Thới Quản và Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao), Hòn Tre (huyện Kiên Hải), Tây Yên A (huyện An Biên), Bình Minh (huyện Vĩnh Thuận), Sơn Hải (huyện Kiên Lương), Sơn Kiên (huyện Hòn Đất), Tân Hiệp B (huyện Tân Hiệp), Thuận Yên (TP Hà Tiên).

Tổ chức đoàn công tác sở, ngành tỉnh hướng dẫn huyện An Minh và Kiên Hải rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ về huyện đạt chuẩn NTM 2023. Tháng 11/2023, đoàn công tác tỉnh Kiên Giang đã họp thông qua Hội đồng thẩm định Trung ương về 2 huyện An Biên và Kiên Lương đạt chuẩn NTM.

Theo ông Toàn, năm qua tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, đã ảnh hưởng đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng xã, huyện NTM trên địa bàn tỉnh. Việc xã hội hóa nguồn lực ở một số địa phương còn khó khăn do thu nhập người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vốn huy động từ các doanh nghiệp hạn chế, đặc biệt khó khăn ở các huyện vùng sâu. Việc phân bổ vốn giai đoạn của Trung ương còn ít, chậm so tổng vốn giai đoạn dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc bố trí vốn để thực hiện đạt được các chỉ tiêu theo Nghị quyết.

Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí được bổ sung nội dung, điều chỉnh nâng cao, đòi hỏi mức độ hoàn thành phải cao hơn. Đây là nhu cầu khách quan phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Đặc biệt trong thực hiện các tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm...

Phát triển kinh tế nông thôn

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành, ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển sản xuất cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cư dân nông thôn, lồng ghép sản phẩm OCOP gắn với tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào Kiên Giang được tổ chức cuối tháng 12/2023. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào Kiên Giang được tổ chức cuối tháng 12/2023. Ảnh: Trung Chánh.

Tăng cường triển khai thực hiện nâng cao chất lượng các mô hình theo nhóm ưu tiên thực hiện hướng liên kết tiêu thụ đầu vào, đầu ra, sản xuất theo hướng an toàn bền vững, thích ứng, thích nghi và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu gắn với du lịch sinh thái, cơ giới hóa vào sản xuất góp phần hoàn thành tiêu chí xã NTM. Tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể, đã tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn.

Ông Huỳnh Thanh Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, trong năm tỉnh đã thành lập mới 34 hợp tác xã, sáp nhập 17 hợp tác xã thành 8 hợp tác xã. Đến nay, toàn tỉnh có 457 hợp tác xã nông nghiệp, với 33.023 thành viên, diện tích sản xuất 58.767 ha. Đã thành lập được 3 Liên hiệp hợp tác xã, với 35 hợp tác xã thành viên. Có 39 trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và nông nghiệp kết hợp du lịch nông thôn.

Đến nay, Kiên Giang có 238 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 6 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp quốc gia, 37 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 195 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong đó, 32 chủ thể là doanh nghiệp, 22 chủ thể là hợp tác xã, Tổ hợp tác và 63 chủ thể là hộ kinh doanh. Sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, thu nhập, đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Có gì ở 'Lễ hội nông sản'?

TP.HCM 60 gian hàng nông sản, sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao của các tỉnh thành trên cả nước quy tụ tại sự kiện 'Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM'.