| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới trên vùng đất ATK

Thứ Ba 19/10/2021 , 17:19 (GMT+7)

Sau kháng chiến, núi rừng ATK Định Hóa lại yên vắng, giờ đây, miền quê cách mạng đang bừng sáng với cuộc chiến mới.

Khu du lịch sinh thái của gia đình chị Lê Thị Hằng (Xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình) nằm bên cạnh di tích đồi Nà Đình. Ảnh: PH.

Khu du lịch sinh thái của gia đình chị Lê Thị Hằng (Xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình) nằm bên cạnh di tích đồi Nà Đình. Ảnh: PH.

Sức bật Nông thôn mới

Trong 5 năm, từ 2015 - 2020, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Định Hóa đạt trên 1.000 tỷ đồng. Nhờ đó, 23/23 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã, 100% số xã có đường trục liên xã; 383/345 thôn bản có nhà văn hóa, trong đó có 156 nhà văn hóa thôn bản đạt chuẩn; 23/23 xã có trụ sở làm việc khang trang. Đặc biệt Dự án đường Hồ Chí Minh đi qua trung tâm huyện với chiều dài 17km đã tạo điều kiện lớn cho phát triển kinh tế, du lịch vùng.

Riêng chương trình xây dựng NTM, huyện đã được đầu tư hơn 3600 tỷ đồng thực hiện kiên cố hơn 210 km đường trục xóm, 45 km đường ngõ xóm, 58 km đường nội đồng, 60 km kênh mương nội đồng.

Phong trào “Chung sức xây dựng NTM” đã có nhiều tấm gương điển hình là người dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng như ông Lý Phúc Trọng (Dân tộc Sán Chí, xóm Đồng Đình, xã Tân Thịnh), ông Lưu Đình Chư (Dân tộc Tày, bản Lanh, xã Kim Phượng), bà Bàn Kim Ngọc (Dân tộc Dao, xóm Đồng Dọ, xã Phúc Chu)...

Nói về thực tế trên, ông Âu Văn Nghĩa (Trưởng xóm Bản Hin, xã Sơn Phú) cho biết, trong 3 năm, góp phần xây dựng hoàn thành 17 tuyến đường ngõ xóm, bà con đã hiến gần 4 ha đất. Giao thông thuận lợi đã làm đổi thay đời sống nhân dân. Trước đây, xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng hiện tại chỉ có 2 hộ nghèo trên tổng số 142 hộ dân toàn xóm.

Cây chè góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo tại nhiều địa phương của huyện Định Hóa. Ảnh: PH.

Cây chè góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo tại nhiều địa phương của huyện Định Hóa. Ảnh: PH.

Giảm nghèo bền vững

Thống kê của Phòng Dân tộc huyện Định Hóa, trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã được đầu tư xây dựng 137 công trình như đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, công trình điện... Đã có 26 thôn bản ĐBKK thuộc 22 xã được hưởng lợi từ các công trình này.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện cũng đã triển khai 118 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 7 mô hình giảm nghèo. Với sự đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao trên địa bàn huyện đã phát triển các vùng cây ăn quả tập trung như bưởi, na, ổi, chè, cam, thanh long mang tính hàng hóa, cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.

Ông Phùng Đức Nguyện (Bí thư đảng ủy xã Sơn Phú) cho biết, cuối năm 2017, Sơn Phú là một trong 6 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện với tỷ lệ hơn 26%.

Thông qua việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo như hợp phần hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế từ Chương trình 135, công tác tuyên truyền vận động người dân tự lực, tự giác vươn lên thoát nghèo… người dân đã chủ động phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ dân đã tự cam kết vươn lên thoát nghèo.

Cuối năm 2018, Sơn Phú là xã giảm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, giảm tới 17,4%, chỉ còn 9,5%. Kết thúc năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 6,9%.

Ông Trương Văn Vựng (Chủ tịch UBND xã Phú Đình) bày tỏ niềm tự hào, một thập kỷ trước, Phú Đình vẫn là địa phương vùng lõm của ATK Định Hóa với 30 % hộ nghèo. Con số đó đến nay chỉ còn 5%.

Những sản phẩm thô, giá trị kinh tế thấp từ cây quế như hiện nay, sẽ được các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất tinh dầu quế, thành giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Định Hóa trong thời gian tới. Ảnh: PH.

Những sản phẩm thô, giá trị kinh tế thấp từ cây quế như hiện nay, sẽ được các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất tinh dầu quế, thành giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Định Hóa trong thời gian tới. Ảnh: PH.

Phát huy truyền thống

Đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế xã hội huyện miền núi ATK Định Hóa, bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên) từng gửi gắm mong muốn, Định Hóa tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương kết hợp với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tạo những bứt phá mới.

Trong đó chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp sinh thái đi đôi với phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế du lịch, dịch vụ đi đôi với khai thác, phát huy hiệu quả di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia và những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc sắc riêng của đồng bào các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng.

Trên cả 22 xã, thị trấn của Định Hóa, địa danh nào cũng có di tích lịch sử gắn với một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc. Ông Nguyễn Đức Thắng (BQL rừng ATK Định Hóa) cho biết, muốn làm tốt công tác bảo vệ rừng, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên để lưu giữ lại những giá trị lịch sử, thì người dân xung quanh di tích, sống dựa vào rừng phải được hỗ trợ những chính sách hợp lý để phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững.

Với đặc thù là huyện miền núi, Định Hóa xác định mục tiêu đưa cây quế trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế, huyện đã tập trung tuyên truyền vận động người dân phát triển, mở rộng diện tích trồng quế. Sau 5 năm triển khai thực hiện dự án trồng cây quế, đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 2.300 ha.

Đồng thời với đẩy mạnh việc thực hiện dự án trồng quế và chế biến các sản phẩm từ quế, huyện cũng đang tập trung vào Đề án "cánh rừng mẫu lớn", xây dựng Dự án đầu tư và phát triển rừng huyện Định Hóa đến năm 2030, thực hiện việc hỗ trợ 50 thôn bản vùng đệm các khu rừng đặc dụng trên địa bàn phục vụ các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Nhà văn hóa của xóm Nông thôn mới kiểu mẫu Phú Ninh (xã Phú Đình) mới được đầu tư khang trang, đón khách thăm quan du lịch vùng căn cứ kháng chiến xưa. Ảnh: PH.

Nhà văn hóa của xóm Nông thôn mới kiểu mẫu Phú Ninh (xã Phú Đình) mới được đầu tư khang trang, đón khách thăm quan du lịch vùng căn cứ kháng chiến xưa. Ảnh: PH.

Ông Bùi Huy Toàn (Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa) cho biết, xây dựng ATK Định Hóa trở thành điểm tham quan, du lịch về nguồn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử cách mạng sâu sắc không chỉ góp phần tích cực vào việc phát huy giá trị lịch sử cách mạng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt này mà còn thiết thực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho bà con nhân dân ATK phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch như: Nông sản, ẩm thực, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại nhà sàn truyền thống.

Theo ông Nguyễn Minh Tú (Chủ tịch UBND huyện Định Hóa) cho biết, thành quả của cả quá trình nỗ lực phát triển kinh tế xã hội trong suốt một thời gian dài vừa qua đòi hỏi Định Hóa phải có bước đi đột phá mới. Tín hiệu đáng mừng là huyện đã đón nhận được các nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trong chăn nuôi, sản xuất tinh dầu quế, nhà máy may... Dù tiềm lực còn hạn chế song huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ tối ưu với doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Đối với các chương trình phát triển kinh tế hộ, Định Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, quan điểm hỗ trợ là từng phần, từng bước để tránh tâm lý ỷ lại, tạo sự ràng buộc về lợi ích để nâng cao trách nhiệm đối với đồng bào.

Ông Lý Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Định Hóa, Thái Nguyên cho biết, trong giai đoạn 2013 - 2020, các chương trình dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện được quan tâm, chú trọng và thực hiện đạt hiệu quả cao.

Trong đó, Chương trình 135 với đã hỗ trợ hơn 140 tỷ đồng. Chương trình đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã hỗ trợ gần 13 tỷ đồng cho gần 3.500 hộ dân trên địa bàn. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn với kinh phí 10 tỷ đồng cho hơn 29 ngàn lượt hộ.

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại các xóm bản đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2014 - 2019 đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng để giúp các hộ chăn nuôi trâu bò, trồng cây ăn quả, xây dựng hạ tầng cơ sở.

Từ 2013 - 2020, bằng các nguồn hỗ trợ khác nhau, huyện Định Hóa đã huy động được trên 40 tỷ đồng cho hơn 1.500 hộ nghèo, hộ cận nghèo làm nhà ở.

Thời điểm 10 năm trước, Định Hóa vẫn có tới 2/3 số xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,5%. Nhưng nay, tỷ lệ này đã giảm còn 6,45%, bình quân mỗi năm giảm từ 3 - 4%, riêng năm 2018 giảm gần 7%.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.