| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn- ‘pháo đài’ của Trump hay Biden?

Thứ Bảy 31/10/2020 , 09:13 (GMT+7)

Tom Vilsack, cựu thống đốc bang Iowa và Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ đúc kết, “không có ứng cử viên nào giành chiến thắng lại bỏ qua cử tri vùng nông thôn”.

Ông Biden quyết lấn sân

Những ngày đầu tháng 10, trên con đường nông thôn ở bang Minnesota bỗng mọc lên những tấm biển ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong một chuyến đi vận động tranh cử ở vùng nông thôn  dịp cuối tuần.  Ảnh: AP

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong một chuyến đi vận động tranh cử ở vùng nông thôn  dịp cuối tuần.  Ảnh: AP

Chủ nhân của một tấm biển này là chủ trang trại bò sữa, bà Meg Stuedemann- người phụ nữ 54 tuổi ở hạt Belle Plaine cùng chồng cho hay, năm nay chuyển sang ủng hộ ông Biden vào ghế tổng thống vì những cam kết chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Đây là một tín hiệu mới khi lâu nay các ứng viên đảng Cộng hòa vẫn thường chiếm ưu thế ở bang nông thôn miền trung nam Minnesota này, nhất là khi Ngày bầu cử 3 tháng 11 đang gần kề.

Bà Stuedemann nói: “Ban đầu tôi có cảm giác là mình đơn độc ủng hộ Biden, nhất là khi nhớ lại cách nay bốn năm ở đây không hề có một dấu hiệu nào ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Nhưng những ngày sau đó tôi bắt đầu nhận ra điều khác lạ và nghĩ ‘có lẽ mọi thứ sẽ thay đổi'".

Theo giới phân tích, chiến dịch tranh cử của Biden đang tiến sâu vào nông thôn nước Mỹ  khi cố gắng loại bỏ các cử tri trong các cộng đồng bảo thủ đã ủng hộ Trump nhiều hơn Clinton hồi năm 2016. Đó cũng chính là lý do khiến cựu phó tổng thống đã quyết định nán lại ở Iowa và Wisconsin vào thứ Sáu, và ở hai bang Pennsylvania- Georgia trong những ngày cuối cùng của cuộc chạy đua tranh cử năm nay.

Mặc dù ông Biden không có sức hút với đa số cử tri nông thôn so với ông Trump nhưng những gì đang diễn ra trong chiến dịch nước rút cho thấy ứng viên đảng Dân chủ đang quyết tâm lấn sang thành trì của đảng Cộng hòa ngay tại các bang chiến trường dao động hoặc có tỷ lệ ủng hộ sít sao.

Năm 2016, chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton phần lớn đã “đầu hàng cử tri ở các bang nông thôn” so với đảng Cộng hòa và sau đó giúp ông Trump chiến thắng tại Nhà Trắng cũng như ở lưỡng viện. Chính vì lẽ đó, đội ngũ của ông Biden đang tỏ rõ quyết tâm không mắc lại những sai lầm tương tự.

Ông Trump còn duy trì được lợi thế?

“Chúng tôi luôn có mặt ở những bang quan trọng trên khắp đất nước trong nhiều năm, điều này đã cho phép chúng tôi và tổng thống kết nối với các cử tri nông thôn trên mọi bình diện cá nhân lẫn các vấn đề quan trọng”, Samantha Zager, phó thư ký báo chí chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết trong một tuyên bố.

Sau bốn năm dưới nhiệm kỳ Tổng thống của đảng Cộng hòa, khu vực cử tri nông thôn Mỹ đã có ít nhiều thay đổi và thậm chí là chia rẽ. Ảnh: RT 

Sau bốn năm dưới nhiệm kỳ Tổng thống của đảng Cộng hòa, khu vực cử tri nông thôn Mỹ đã có ít nhiều thay đổi và thậm chí là chia rẽ. Ảnh: RT 

Trong khi đó, tại hai bang Iowa và Wisconsin - nơi ông Trump đánh bại bà Clinton cách nay bốn năm với tỷ lệ sít sao, đội ngũ tranh cử của ông Biden nhiều tuần qua đã ròng rã đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, quảng bá trên các hệ thống đài phát thanh và truyền hình địa phương nhằm hậu thuẫn cho chính sách chuyển sang dùng nhiên liệu sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp.

Số là các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học là nguồn tiêu thụ quan trọng ngô của nông dân để sản xuất xăng ethanol. Tuy nhiên Cơ quan Bảo vệ Môi trường dưới triều đại ông Trump đã không chấp nhận cho các nhà máy lọc dầu chế thêm ethanol sinh học vào xăng nên đã khiến những người nông dân trồng ngô nhiều lần nổi giận.

Giới quan sát cho rằng, không phải là không có những rạn nứt trong pháo đài nông thôn của ông Trump, đặc biệt là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi coronavirus. Và vấn đề chăm sóc sức khỏe và đại dịch sẽ rất có thể là “gót chân asin” của đảng Cộng hòa để cho ông Biden lấn tới. Điều này thể hiện ở một tín hiệu xấu cho chiến dịch tranh cử của Trump là các cử tri nông thôn đang dường như ít có cảm hứng đi bỏ phiếu trong mùa bầu cử này.

Tuy nhiên theo các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos, nông thôn Mỹ vẫn là lãnh địa của Donald Trump khi kết quả khảo sát trên toàn quốc cho thấy, tỷ lệ cử tri ở các vùng nông thôn ủng hộ Trump vẫn có phần trội hơn so với Biden, khi tăng từ 14 điểm phần trăm lên 19 điểm phần trăm so với hồi tháng 3.

Giới chuyên gia cho rằng, điều củng cố sự hậu thuẫn của cử tri nông thôn đối với ông Trump trước tiên là động thái đối với Trung Quốc, khi hai cường quốc đạt được một thỏa thuận thương mại tạm thời vào tháng Giêng. Theo đó, Bắc Kinh phải tăng mua đậu nành và ngô vào mùa hè và mùa thu này cho nông dân Mỹ và khiến giá nông sản tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, tiếp đến là các gói cứu trợ tài chính cho vùng Trung Tây.

Một cuộc thăm dò gần đây của Đại học Quinnipiac cho thấy Trump và Biden gần như giành được sự ủng hộ đồng đều, với 47% và 46% ở bang Iowa. Đặc biệt là ở bang trồng ngô nhiều nhất nước Mỹ này, chính quyền của ông Trump đã liên tục “xử tệ” đối với cây trồng của họ.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng động thái tranh giành ảnh hưởng đối với cử tri nông thôn của ông Biden là quá ít và quá muộn. Mark Mueller, chủ tịch ủy ban hành động chính trị của Hiệp hội Nông dân trồng ngô Iowa, cho biết nhiều hội viên vẫn sẽ bỏ lá phiếu cho ông Trump bất kể điều gì.

Các chuyên gia nhận định, với việc cử tri thành thị và thiểu số phần lớn đều ủng hộ Biden cùng với “xu hướng” mới là nhiều gia đình ở khu vực nông thôn đang thiên về ứng cử viên đảng Dân chủ hoặc ngồi ngoài cuộc bầu cử có thể là một bất lợi cho ông Trump.

Nông dân Mỹ nói gì?

Bà Stuedemann chủ trang trại bò sữa ở bang Minnesota, cho biết năm nay thích Biden chỉ đơn giản là chính sách cũng như tính cách của ông ấy “mềm dẻo hơn”. “Cuộc sống của chúng tôi vốn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và khí hậu là một phần của điều đó. ‘Bò sữa thì không bao giờ thích trời nóng cả’", nữ cử tri này tuyên bố.

Bà Meg Stuedemann bên tấm biển ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris tại trang trại ở Belle Plaine, Minnesota, hôm 24/10/2020. Ảnh: RT

Bà Meg Stuedemann bên tấm biển ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris tại trang trại ở Belle Plaine, Minnesota, hôm 24/10/2020. Ảnh: RT

Bà này đồng thời cũng phân bua rằng, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến dịch bệnh cây trồng, sức khỏe động vật và mùa màng nhà nông nhưng bà đã cảm thấy "xấu hổ" khi ông Trump rút khỏi Hiệp định Paris, một hiệp ước toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Tại Ohio, Christopher Gibbs, một nông dân trồng đậu tương cho biết, ông và gia đình bị những người hàng xóm và bạn hữu xa lánh kể từ khi đăng đàn, viết bài đăng trên các tờ báo địa phương chỉ trích ông Trump.

Họ thậm chí còn bỉ bôi và chế nhạo ông ngay cả tại lúc đi ăn quán chỉ bởi mùa bầu cử trước ông Gibbs đã bỏ lá phiếu bầu cho ông Trump. Nói về lý do về sự thay đổi quan điểm của mình, ông Gibbs cho biết đã bỏ đảng Cộng hòa một phần vì cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Còn ông Gary Vetter, 60 tuổi, chủ trang trại chăn nuôi gia súc và trồng ngô, đậu nành và cỏ alfalfa ở Westside, bang Iowa phát biểu: “Trung Quốc đã lợi dụng chúng tôi quá lâu rồi và ít nhất ông ấy (Trump) đã kích hoạt và cố gắng làm điều gì đó".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm