| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ chính quyền xa dân!

Thứ Hai 02/07/2012 , 14:17 (GMT+7)

Đó là lo ngại của Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với Nông nghiệp Việt Nam...

“Đã đặt chân ở 63 tỉnh, thành, đến hơn 1.000 xã nhưng đọc loạt bài: "Ngân sách nào kham nổi?" trên NNVN tôi cảm nhận rằng, chưa bao giờ chính quyền và dân lại xa nhau đến vậy”. Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban NC Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ với phóng viên.

>> Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước
>> Làm rõ vai trò của bộ máy Nhà nước các cấp, của các tổ chức dân sự
>> Hoạt động của nhiều đoàn thể cấp cơ sở không thiết thực!
>> Đừng để người dân quá bức xúc
>> Nợ nần xuyên nhiệm kỳ
>> Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa
>> Thoải mái ban phát chức tước
>> Cán bộ phường đông như... quân Nguyên
>> Lãng phí ở hội nghị, hội thảo…
>> Độc chiêu thu ngân sách
>> Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

Ông Thái nói:

- Cán bộ đông kinh hoàng như vậy, nhưng họ thực sự giúp được gì cho dân. Tôi cho rằng, chúng ta đang bị lẫn lộn giữa cán bộ cơ quan nhà nước với cán bộ của các đoàn thể, tổ chức và coi những tổ chức này như những vị quan chức nên đã ép người dân phải nộp tiền nuôi những “quan chức” đó.

Tìm hiểu, tôi thấy nhiều nơi chính quyền đang ép dân phải đóng góp những khoản lệ phí vớ vẩn do họ tự đặt ra. Nếu người dân nào không đóng thì khi xin dấu chứng thực vào sơ yếu lý lịch để con cái được đi học hay để vay vốn làm ăn, còn lâu mới được. Qua loạt bài mà NNVN vừa nêu, tôi thấy có loại phí thật sự cần thiết như phí thủy lợi, phí vệ sinh môi trường… Thế nhưng trong “list” các loại phí đó, có nhiều loại “vô duyên” cần phải loại bỏ ra như phí an ninh mà chính quyền bảo cần thiết mà dân bảo không thì cũng nên bỏ. Phí đó chỉ nhằm nuôi mấy ông thích chơi tổ tôm, cờ bạc mỗi tối mà thôi. Ngoài ra, khoản đóng góp của người dân không phải để xây dựng nên những công trình đã được nhà nước bỏ tiền ra mà chỉ là tiền “bảo dưỡng” nên mức độ cũng là vừa phải, chứ đừng trở thành gánh nặng của người dân.


Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Ban nghiên cứu Thể chế kinh tế

- Theo ông, nguy cơ của việc ép nẹt dân phải đóng góp những khoản phí vô duyên đó sẽ như thế nào? 

Lúc đó người dân sẽ coi chính quyền không phải của mình và sẽ không có ý thức bảo vệ chính quyền nữa. Nguy cơ đó sẽ không dừng lại ở cấp cơ sở mà sẽ vượt cấp. Nói thật, đọc loạt bài báo này tôi cảm nhận rằng, chưa bao giờ chính quyền và dân lại xa nhau đến vậy. Dù mọi việc phải xử lý theo đúng pháp luật nhưng nếu không cẩn thận, hiệu ứng sẽ hoàn toàn ngược lại. Ví dụ như cùng một sự việc là người dân cầm đơn khiếu kiện lên chính quyền, cán bộ tiếp đón là công an sẽ có kết quả khác hẳn với một vị Chủ tịch xã trực tiếp nói chuyện với dân và hẹn sẽ giải quyết ổn thỏa.

Để làm được điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm và có tầm. Chúng ta vẫn nói rằng, dân luôn phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhưng tôi dám chắc, không có dân nào hiểu hết các quy định của pháp luật. Và, khi họ có chút sai phạm do không hiểu luật thì lại quy ngay rằng, họ vi phạm pháp luật. Chúng ta cũng thường nói “cần phải nâng cao đạo đức cách mạng”. Câu nói đó đúng lắm nhưng việc thực thi như thế nào mới là quan trọng. Vì vậy, theo tôi rất cần có một cơ chế giám sát các hoạt động đó một cách dân chủ nhất, công khai minh bạch nhất thì mới nhằm giảm thiểu được các hành vi sai phạm từ chính cán bộ xã. Tất cả phải được xử lý và công khai từ cái nhỏ nhất.

- Là một chuyên gia nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến dân sinh, theo ông cần có giải pháp nào tháo gỡ những bất cập trên?

Đây là vấn đề cực kỳ khó. Theo quy định, để đánh giá hoạt động của một cán bộ làm nhiệm vụ của nhà nước giao phải đánh giá cả một chu trình khép kín: tuyển dụng - sử dụng - đề bạt và đánh giá. Chỉ cần 1 khâu không làm tốt là hỏng tất cả. Rồi việc đánh giá cũng phải từ nhiều nguồn: đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên và người chịu ảnh hưởng. Tất cả phải được công khai, minh bạch.

Không cần đông, chỉ cần dân chủ

"Tôi còn nhớ vụ bạo động ở Tây Nguyên xảy ra trong năm 2000, già làng có uy hơn cả chính quyền hàng chục lần. Những điều già làng nói, già làng khuyên dân có giá trị gấp 10 lần so với Nghị quyết từ trên đưa xuống. Và ở buôn nào, già làng gắn bó với chính quyền thì ở đó yên bình và ngược lại, buôn mà có sự đối kháng giữa già làng với chính quyền thì đều có chuyện.

Trở về, tôi đã có khuyến nghị Chính phủ dành chút phụ cấp cho những ai là già làng, trưởng bản, trưởng thôn để họ cảm thấy là người của chính quyền nên sẽ trách nhiệm hơn. Lúc này tôi càng nhận thấy rằng, sự dân chủ càng làm cho chính quyền gần dân hơn. Chừng nào mình không thể giải quyết tận gốc vấn đề thì chừng đó còn cơ hội để chính quyền nghĩ ra mà bắt nạt dân". (Ông Lê Viết Thái)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm