| Hotline: 0983.970.780

1.000 người múa bát mở màn Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn

Chủ Nhật 28/04/2024 , 07:14 (GMT+7)

Tối 27/4, tỉnh Bắc Kạn khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024, điểm nhấn của chương trình là màn múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên.

Lễ khai mạc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Lễ khai mạc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 3/5 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Điểm mới năm nay là các sự kiện diễn ra đồng thời tại 4 huyện, thành phố (Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì và thành phố Bắc Kạn). Trong đó, nổi bật là màn múa bát trong đêm khai mạc được dàn dựng công phu với sự tham gia của 1.000 diễn viên, tái hiện nét đẹp cuộc sống sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn. 

Đến với Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn, du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, nơi Bác Hồ, các cơ quan Trung ương ở, làm việc và lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Du khách cũng được đắm mình vào thiên nhiên hoang dã, tham gia chèo thuyền độc mộc ở danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, trải nghiệm không gian văn hóa lễ hội truyền thống “Chợ tình Xuân Dương” tại huyện Na Rì.

Màn múa bát với 1.000 diễn viên tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Ảnh: Đình Hợi. 

Màn múa bát với 1.000 diễn viên tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Ảnh: Đình Hợi. 

Đến với Bắc Kạn dịp này, du khách có dịp tham quan triển lãm mỹ thuật “Sắc chàm nơi đầu nguồn sông Cầu” lần đầu tiên được tổ chức và trải nghiệm mua sắm các sản phẩm nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn được trưng bày tại trung tâm thành phố Bắc Kạn.

Bắc Kạn là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng như phong cảnh núi đồi, sông, hồ, hang động, thác nước, hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Trong đó nổi bật là hồ Ba Bể, một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên cần bảo vệ của thế giới, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN, khu RAMSA của thế giới.

Với tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, cùng với nhiều di tích lịch sử cách mạng, tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng và du lịch thể thao mạo hiểm.

Bắc Kạn cũng là nơi có bề dày văn hóa các dân tộc như các lễ hội truyền thống, tiếng nói, chữ viết, món ăn, tri thức dân gian, di sản văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán chỉ.

Tiêu biểu là di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trên địa bàn tỉnh cũng đang lưu giữ 20 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nổi bật như múa bát của người Tày, múa khèn của người Mông, hát Páo dung của người Dao, hát Sli của người Nùng. Đây là nguồn tài nguyên phi vật thể vô giá mà tỉnh đang nỗ lực bảo tồn để trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc.

Múa bát là loại hình dân vũ có từ lâu trong đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Múa bát là loại hình dân vũ có từ lâu trong đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, để đạt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội gắn với phát triển các sản phẩm du lịch, từng bước đưa thương hiệu du lịch tỉnh Bắc Kạn tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế. 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm