| Hotline: 0983.970.780

Nửa Trái Đất sẽ thành vùng chết trước năm 2030?

Thứ Hai 31/05/2010 , 10:39 (GMT+7)

Tình trạng biến đổi khí hậu có thể biến một nửa thế giới thành "vùng đất chết"...

Ảnh chỉ có tính minh họa
Các nhà khoa học Australia và Mỹ cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu có thể biến một nửa thế giới thành "vùng đất chết" do nhiệt độ tăng lên quá cao.

Theo một nghiên cứu chung của trường Đại học New South Wales (Australia) và Đại học Purdue (Mỹ) vừa công bố cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ vẫn tiếp diễn sau năm 2100, thời điểm xa nhất mà các dự đoán công bố trước đây từng tính đến.

Trên thực tế, nhiều quốc gia sẽ bị biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12 độ C và con người sẽ không thể thích nghi hay tồn tại trong điều kiện thời tiết như vậy.

Một trong những tác giả của đề tài nghiên cứu trên, giáo sư Tony McMichael khẳng định nếu thế giới tiếp tục thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ như hiện nay thì thảm họa chắc chắn sẽ ập tới.

Ông McMichael cho biết: "Theo kịch bản có thể xảy ra trước năm 2300, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc nhiệt độ tăng lên 12 độ C và thậm chí có thể còn cao hơn. Nếu điều đó xảy ra thì những lo ngại trước mắt về hiện tượng nước biển dâng lên, các đợt nắng nóng bất thường, cháy rừng, mất đa dạng sinh học và những khó khăn trong nông nghiệp sẽ không thấm tháp gì so với một mối đe dọa còn lớn hơn - đó là khoảng một nửa số vùng đất có cư dân sinh sống trên Trái Đất hiện nay sẽ không thể sống được nữa vì quá nóng."

Còn giáo sư Steven Sherwood, cũng là một thành viên tham gia đề tài nghiên cứu này, cho rằng mặc dù nhiệt độ Trái Đất sẽ không thể tăng cao như vậy trong thế kỷ này, nhưng chỉ cần tăng lên 7 độ C cũng đủ biến nhiêu nơi thành "vùng đất chết."

Giáo sư Sherwood nhận định: "Về lâu dài, khả năng viễn cảnh trên xảy ra là khoảng 50%".

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm