| Hotline: 0983.970.780

Núi Gai 'giận dữ', dân phải di dời

Thứ Sáu 20/10/2023 , 08:58 (GMT+7)

Khu vực núi Gai thuộc thôn Trà Cong, xã An Hòa (huyện An Lão, Bình Định) có nguy cơ sạt lở cao trong mưa lớn, uy hiếp 54 hộ dân đang sống dưới chân núi.

Theo ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định), khu vực núi Gai có nguy cơ sạt lở đất đá rất cao khi xảy ra mưa lớn, uy hiếp 54 hộ dân với 174 nhân khẩu đang sinh sống dưới chân núi. Trước mùa mưa lũ năm 2023, huyện An Lão đã xây dựng phương án di dời các hộ dân đang sống dưới chân núi Gai đến nơi an toàn, nhằm tránh thiệt hại về con người và tài sản của người dân do sạt lở đất đá gây ra.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (ngoài cùng bìa phải), khảo sát tình hình sạt lở tại huyện An Lão trước mùa mưa lũ năm 2023. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (ngoài cùng bìa phải), khảo sát tình hình sạt lở tại huyện An Lão trước mùa mưa lũ năm 2023. Ảnh: V.Đ.T.

Trước đó, huyện An Lão Huyện cũng đã quy hoạch khu tái định cư tại thôn Vạn Khánh, cách thôn Trà Cong (xã An Hòa) khoảng 1km, đồng thời huy động nguồn vốn để xây dựng hạ tầng, bố trí đất tái định cư cho người dân di dời khỏi khu vực nguy hiểm.

Tuyến đường từ xã An Hòa đến xã vùng cao An Toàn cũng có 2 điểm sạt lở đang được Sở Giao thông vận tải Bình Định sửa chữa, gia cố. Ngoài ra, trên tuyến đường độc đạo này còn có nhiều điểm dễ bị sạt lở đất đá khi xảy ra mưa lớn. Ông Đỗ Tùng Lâm cho biết, trong mùa mưa lũ năm 2022, mưa lớn đã khiến tuyến đường liên thôn ở các xã An Hòa, An Nghĩa và An Quang ngập sâu.

Đặc biệt, có 2 điểm sạt lở nghiêm trọng tại khu vực suối Tình Cảm (xã An Quang) và tuyến liên thôn xã An Nghĩa. Điểm sạt lở nặng nằm ngay tuyến đường độc đạo dẫn đến 2 xã An Toàn và An Nghĩa. Hai xã này có khoảng 400 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (bìa phải), thăm hỏi người dân huyện An Lão về tình hình sạt lở. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (bìa phải), thăm hỏi người dân huyện An Lão về tình hình sạt lở. Ảnh: V.Đ.T.

Đứng trước nguy cơ sạt lở tại khu vực núi Gai, trong chuyến đi kiểm tra mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn rất lo lắng vì diễn biến của thời tiết ngày càng cực đoan, mưa bão xảy ra bất thường. Đặc biệt, mùa mưa lũ năm nay được dự báo là rất khắc nghiệt.

Khu vực miền Trung trong đó có Bình Định sẽ có lượng mưa tương đương lượng mưa trung bình nhiều năm, nhưng lượng mưa sẽ tập trung trong tháng 11/2023, nên sẽ rất khốc liệt. Do đó, ông Phạm Anh Tuấn chỉ đạo UBND huyện An Lão phải đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong mùa mưa bão là việc làm cấp thiết, quan trọng nhất.

“Trước mắt, huyện An Lão phải chuẩn bị kỹ lưỡng phương án di dời các hộ dân đang sinh sống dưới chân núi Gai đến nơi an toàn. Đồng thời thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, giám sát tình hình thực tế để triển khai phương án di dời dân nhanh nhất, hiệu quả nhất. Huyện An Lão cũng cần chủ động kinh phí, lương thực, thực phẩm để hỗ trợ người dân trong thời gian di dời. Bên cạnh đó, An Lão cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư để cấp đất xây dựng nhà ở, chú trọng tạo sinh kế cho người dân tại nơi ở mới”, ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Người dân xã An Vinh (huyện An Lão, Bình Định) dọn dẹp sau sạt lở đất vào mùa mưa lũ năm 2022. Ảnh: V.Đ.T.

Người dân xã An Vinh (huyện An Lão, Bình Định) dọn dẹp sau sạt lở đất vào mùa mưa lũ năm 2022. Ảnh: V.Đ.T.

Trong chuyến công tác lần này, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng đi khảo sát tuyến đường từ xã An Hòa đến xã vùng cao An Toàn (huyện An Lão). Trong chuyến khảo sát này, tại suối Tình Cảm và tại km 14+200 thuộc địa bàn xã An Quang, ông Tuấn chứng kiến nhà thầu đang thực hiện gia cố điểm sạt lở trong thời tiết mưa gió, không đảm bảo an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định liền yêu cầu chủ đầu tư là Sở Giao thông Vận tải phải rút kinh nghiệm, không để đến mùa mưa mới triển khai thi công sửa chữa những tuyến đường. ông Tuấn cũng yêu cầu Sở gia cố các điểm sạt lở trên tuyến đường từ An Hòa đến An Toàn nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Ở Bình Định, vào những mùa mưa lũ, các địa phương đều bố trí khu vực di dời dân tập trung. Tuy nhiên, việc di dời xen ghép trong khu dân cư cho thấy rất thuận lợi. Những hộ dân ở trong những căn nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, được di dời sang những căn nhà kiên cố trong khu dân cư hoặc trường học, nhà văn hóa xã, trụ sở xã sẽ đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, giảm áp lực quản lý trong tổ chức di dời.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Đang, Chủ tịch UBND xã An Toàn, trụ sở UBND xã này hiện đã xuống cấp nặng, không đảm bảo an toàn nếu di dời dân vào ở tạm trong mùa mưa lũ; nhà văn hóa nhân dân thôn 1 và thôn 3 diện tích còn nhỏ; nhà văn hóa thôn 2 đang xây dựng dở dang đã hết kinh phí...

“Mùa mưa lũ năm 2023 không còn xa, UBND huyện An Lão phải kiểm tra, rà soát lại tất cả điểm có nguy cơ bị sạt lở, cắm biển cảnh báo để người dân biết, đề phòng. Khi xảy ra mưa lớn, không để người dân qua lại trên tuyến đường này”, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.