| Hotline: 0983.970.780

Nước lớn đua nhau mua trước vacxin

Thứ Năm 30/07/2020 , 08:35 (GMT+7)

Mặc dù chưa một loại vacxin nào đạt đủ tiêu chuẩn thương mại hóa, nhưng hiện các nước giàu có đã khởi động cuộc đua giành thị phần sở hữu để phòng xa.

Trong khi Covid-19 vẫn hoành hành và chưa có dấu hiệu đỉnh dịch, thuốc phòng hay chữa bệnh đều chưa có, thì các nước lớn, tiềm năng tài chính hùng mạnh đã bứt lên rất xa trong cuộc chạy đua tích trữ vacxin bằng các hợp đồng ghi nhớ có số lượng khủng.

Thông báo được Reuters phát trưa 29/7 cho biết, chính phủ Anh đã đặt bút ký thỏa thuận cung cấp 60 triệu liều vacxin đang được nghiên cứu bào chế tại liên doanh dược Sanofi và GlaxoSmithKline.

Đây là hợp đồng thứ 4 trong tổng số 8 hợp đồng mà chính phủ Anh kỳ vọng sẽ phân bổ đều có 4 hãng dược trong và ngoài nước từ nay đến hết năm 2020.

Mặc dù chưa một loại vacxin nào đạt đủ tiêu chuẩn thương mại hóa, nhưng hiện các nước giàu có đã khởi động cuộc đua giành thị phần sở hữu để phòng xa. Hợp đồng mới nhất của Anh dành cho Sanofi và GlaxoSmithKline không được công bố chi tiết tài chính, nhưng truyền thông nước này tin rằng nó trị giá 500 triệu bảng (625 triệu USD).

Sanofi và GlaxoSmithKline lập liên doanh từ tháng 4 năm nay, cho biết các đợt thử nghiệm lâm sàng đều cho kết quả tích cực và hy vọng lô vacxin đầu tiên sẽ được cung ứng cho khách hàng trong nửa đầu năm 2021.

Giá mỗi liều vacxin hiện vẫn là ẩn số vì chưa một hãng dược nào công bố chính thức. Thông tin được truyền thông đăng tải dao động từ 17-40 USD/liều, tùy hãng với mức cao nhất là loại của BioNTech/Pfizer.

Anh là một trong số ít quốc gia đang giành lợi thế trong việc ký trước để đặt hàng vacxin.

“Đặt sớm, đa dạng hóa nguồn cung cho phép chúng tôi sẵn sàng sở hữu loại thuốc tốt nhất khi cần”, Bộ trưởng Thương mại Alok Sharma nói.

Tuần trước, Anh đã ký với BioNTech/Pfizer hợp đồng cung cấp 30 triệu liều vacxin và 60 triệu liều khác với hãng dược Valneva. Trước đó, 100 triệu liều được ký với AstraZeneca, đặt trước loại thuốc mà Đại học Oxford đang cùng nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.

Dù tất cả các loại vacxin đều chỉ đang ở dạng tiềm năng, nhưng đến nay có thể nói Anh đã có sẵn 250 triệu liều khi thuốc đạt chuẩn.

Về khía cạnh tài chính, các hãng dược đang đứng trước những cơ hội làm ăn hậu hĩnh. Ngoài Anh, AstraZeneca đã bỏ túi hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD với Mỹ để đảm bảo cung ứng 300 triệu liều vacxin. Trước đó, AstraZeneca cũng có hợp đồng 127 triệu USD để cung ứng 30 triệu liều vacxin AZD1222 đang ở giai đoạn phát triển cho Brazil.

Liên doanh BioNTech/Pfizer cùng Moderna, Johnson & Johnson, Merck & Co., AstraZeneca, Sanofi và GlaxoSmithKline đang là đối tượng được chính quyền Tổng thống Trump đặt niềm tin, miễn là họ có vacxin sớm và hiệu lực cao.

Có tin BioNTech/Pfizer đã được cam kết dành cho hợp đồng 1,95 tỷ USD cùng số lượng 100 triệu liều vacxin để tiêm miễn phí cho công dân Mỹ. BioNTech/Pfizer còn cam kết ưu tiên cho Mỹ thêm 500 triệu liều nếu có nhu cầu. Moderna và Johnson & Johnson cũng chia nhau gói thầu hơn 1 tỷ USD cung cấp cho thị trường Mỹ.

BioNTech/Pfizer có lẽ đang tự tin nhất trong cuộc chạy đua tung ra vacxin sớm nhất. Họ dự tính đến cuối năm 2020 sẽ sản xuất được 100 triệu liều, và đến cuối năm 2021 đủ năng lực sản xuất 1,4 tỷ liều.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.