| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch ở Tân Thạnh

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:33 (GMT+7)

Thực trạng thiếu nước sạch ở huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) mà chúng tôi có dịp khảo sát, chắc không khác gì các địa phương ở ĐBSCL.

Giếng khoan là nơi cung cấp nước sạch chủ yếu ở nông thôn

Hiện nay ở nông thôn và cả ở thành thị, người dân vẫn còn thiếu nước sạch dùng. Một phần do tập quán mà họ không hề băn khoăn việc phải sử dụng nước nhiễm bẩn; một phần do điều kiện khó khăn mà họ không có được nguồn nước mong muốn. Thực trạng ở huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) mà chúng tôi có dịp khảo sát, chắc không khác gì các địa phương ở ĐBSCL.

Nói về nước sinh hoạt, ông Lương Duy Khanh, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) cho biết: "Xã có 1838 hộ nhưng nước máy chỉ phục vụ được cho khoảng 900 hộ". Trên một đoạn đường khoảng 1.000 m từ cầu Tắc Cà Đi đến cầu Vàm Nhon, một cụm dân cư nằm dọc bên lộ vẫn phải dùng nguồn nước bẩn từ con rạch chạy song song phía sau nhà vì đường ống nhựa không thể dẫn qua lộ, nơi có xe tải chạy hằng ngày.

Tình trạng các hộ nằm ven lộ mà phía sau nhà có sông kênh rạch, không chỉ ở nông thôn mà cả ở thành thị vẫn còn tồn tại hiện trạng: tất cả các chất thải bẩn đều tuồn xuống dòng nước, rồi từ dòng nước lấy nước lên để lắng lọc dùng cho mọi nhu cầu đời sống. Giải quyết được rốt ráo tồn tại này chắc phải còn lâu, vì phải di dời hết các hộ định cư theo kiểu tập quán xưa “trước lộ, sau sông”.

Ở xã Tân Thạnh hiện còn trên 10 lộ nhánh, mỗi lộ nhánh có khoảng 50 hộ dân, đều gặp tình trạng tương tự. Có trường hợp do nhà cách xa nhau, chi phí đường ống đấu nối tốn kém nên nhiều hộ khó khăn đành chấp nhận mô hình nước sông là chính, nước mưa là phụ. Dĩ nhiên nước sông thì quá bẩn cho việc giặt giũ, nói gì đến chuyện tắm rửa, sinh hoạt. Còn nước mưa chứa trong lu, hũ thì có sạch gì hơn, lại có quá nhiều loăng quăng, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết.

Khi nghe hỏi về chuyện nước sạch, anh Tiền Minh Khoa, nhà 7 nhân khẩu, cho biết: “Nhà tôi sẵn sàng bỏ ra toàn bộ chi phí đường ống và cho các hộ dân trên đường ống đi qua đấu nối thì lại không được nhà máy cung cấp nước. Họ lấy lí do, đường hẻm này ít nhà, xài quá ít nước, phải tốn nhiều phí, không có lời nên nhà máy không thể cung cấp nước sạch được".

Trao đổi với ông Trần Văn Mới, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thạnh, được ông cho biết thêm về kế hoạch cung cấp nước sạch của huyện trong Chương trình xây dựng NTM như sau: Để nâng cao chất lượng sử dụng nước cho người dân, địa phương đã trình đề án và được cấp trên phê duyệt, trong tương lai sẽ xây dựng thêm 6 trạm cấp nước sạch nữa mới đáp ứng nhu cầu người dân.

Đó là các trạm Đội Quán, cầu Tư Phước đáp ứng nhu cầu cho dân ấp Thới Thuận A; trạm cầu Hai Sậy cho Thới Thuận B; trạm cầu ông Năm Đa thuộc ấp Thới Thuận; trạm Tư Hồng Y; trạm Tám Thuận cho Thới Phước 1 và 2. Riêng trạm cấp nước cho Thới Phước 2 đã khảo sát và có kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng nhà máy.

Theo tính toán của xã Tân Thạnh, nước cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tiêu chuẩn là 80 lít/người/ngày. Các trạm cấp nước dự toán xây phải đạt công suất mỗi trạm từ 150m3 đến 1.000m3/ngày và để có được tổng công suất 3.150m3/ngày đêm phục vụ cho người dân Tân Thạnh thì phải đầu tư cơ bản trên 22 tỉ đồng cho 6 trạm, chưa tính đến kinh phí xây dựng các tuyến ống nhánh vào từng hộ sử dụng nước.

Không rõ đến bao giờ các trạm cấp nước này mới khởi công và dân nơi đây được hưởng nguồn nước máy?

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm