| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá lăng nha trên sông Tiền

Thứ Hai 17/08/2015 , 09:00 (GMT+7)

Anh Trương Văn Điền ở xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) được mệnh danh là “vua” nuôi cá lăng nha trên sông Tiền.

Từ 0,9 ha diện tích ao nuôi, nay đã tăng lên 2 ha, mỗi năm đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời anh giúp nhiều hộ nuôi khác vươn lên khá giả; mở ra hướng đi mới - nuôi cá bè trên sông Tiền.

Được lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự giới thiệu, chúng tôi đến thăm “vương quốc” cá lăng nha của anh Trương Văn Điền vào những ngày đầu tháng 8.

Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi được biết anh hiện là GĐ HTX thuỷ sản xã Phú Thuận B. Với vẻ chân chất, giản dị của người nông dân, anh Điền cho biết, gia đình có truyền thống nuôi cá bè lâu năm trên vùng cù lao sông Tiền. Cũng như nhiều hộ nuôi khác, trước đây gia đình anh chỉ nuôi cá tra, ba sa, cá điêu hồng...

Tuy nhiên, nỗi lo sợ về giá cả bấp bênh của các loại cá này luôn canh cánh trong lòng. Trong một lần tình cờ đi tham quan các bè nuôi cá ở Đồng Nai, anh Điền nhận thấy nuôi cá lăng nha mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Với kinh nghiệm của người từng nuôi cá tra, anh tập tành ươm thử nghiệm giống cá lăng nha tại nhà.

“Thời điểm đó, cá giống lăng nha bố mẹ rất ít, tôi phải nhờ một người bạn ở Campuchia mua giùm 80 con giống. Mặc dù là dân trong nghề, đã có kinh nghiệm trong SX giống, nhưng khi nhân giống sinh sản cá lăng nha đã thất bại nhiều lần”, anh Điền tâm sự.

Tuy vậy, anh vẫn kiên trì nghiên cứu lai tạo, kết quả 1 năm sau mẻ cá lăng nha giống đầu tiên đã ra đời. Sau đó, anh Điền mạnh dạn đầu tư thả nuôi số cá giống đó tại các lồng bè của gia đình và cho lợi nhuận khá cao, so với nuôi cá tra lợi nhuận tăng từ 40 - 50%.

Cũng trong thời gian này, nhiều hộ nuôi cá bè đã tìm đến anh để học hỏi. Anh Điền sẵn lòng cung cấp giống và chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho các hộ có nguyện vọng phát triển loài cá này. Nhiều hộ nuôi cá ba sa, cá hú dần chuyển sang nuôi cá lăng nha. Nhờ thế mà, cá lăng nha đã trở thành đối tượng nuôi chính của nhiều nông dân vùng đầu nguồn ở huyện Hồng Ngự.

Ông Huỳnh Văn Sơn, xã Phú Thuận B, một trong nhiều hộ nuôi được anh Điền hỗ trợ con giống và chia sẻ kinh nghiệm nuôi bộc bạch, nhận thấy cá lăng nha cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cá khác nên ông quyết định chuyển 2 bè cá trước đây nuôi cá điêu hồng sang nuôi cá lăng nha. Bên cạnh đó, ông tận dụng lượng cá hao hụt từ các bè nuôi cá điêu hồng để làm thức ăn cho cá lăng nha nhằm giảm chi phí.

Từ hiệu quả mô hình, gia đình anh Điền có thu nhập hàng năm gần 1 tỷ đồng; bình quân mỗi nhân khẩu là khoảng 240 triệu đồng/năm.
Từ 0,9 ha diện tích ao hầm đã tăng lên 2 ha; đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động, hướng dẫn hàng chục lượt hộ dân trong và ngoài huyện học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cá lăng nha.
Quy trình này cũng đã được Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh trao giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật năm 2013.

Theo ông Sơn, lợi nhuận từ bè nuôi cá lăng nha cao hơn so với cá điêu hồng vì giá bán loại cá này cao hơn từ 30.000 - 40.000 đồng/kg so với giá cá điêu hồng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, hiện tại huyện có 4 xã nuôi nhiều nhất Thường Phước 1, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B đã nuôi loại cá lăng nha với sản lượng 500 tấn cá thịt/năm. Riêng tại cù lao Long Phú Thuận, từ một vài lồng bè thả nuôi cá lăng nha vào năm 2010, đến nay có hơn 200 lồng bè thả nuôi loại cá này. Nhiều hộ thả nuôi kết hợp cá lăng nha với nhiều loại cá khác như cá tra, cá điêu hồng để tận dụng nguồn thức ăn cho cá.

Việc thả nuôi cá lăng nha mang lại lợi nhuận khá cho nhiều hộ dân khi giá cá luôn ở mức cao. Theo nhiều hộ nuôi, giá cá thịt nằm trong mức ổn định từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cá lăng nha hiện nay rất nhiều tiềm năng, chủ yếu là cung cấp quán ăn nhà hàng, trong và ngoài tỉnh. Với vị trí đầu nguồn, huyện Hồng Ngự đang có vị thế lớn để phát triển loại cá này, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ, định hướng phát triển để đạt hiệu quả cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Buôn, Phó phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự cho biết, thời gian tới huyện sẽ hỗ trợ các hộ nuôi thương phẩm và các cơ sở SX con giống áp dụng nuôi cá theo mô hình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng cá để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, huyện cũng khuyến cáo người dân không nên thả nuôi ồ ạt một loại cá lăng nha, mà có thể nuôi kết hợp với các loại cá khác để đạt hiệu quả cao hơn, tránh tình trạng được mùa, mất giá.

Anh Trương Văn Điền mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ bảo tồn nguồn giống cá lăng nha, bảo đảm tính di truyền không bị thoái hóa cũng như gìn giữ nguồn gen, từ đó phát triển loài cá này một cách bền vững hơn.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm