| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chồn hương lãi tiền tỉ

Thứ Hai 08/08/2011 , 10:42 (GMT+7)

Chỉ sau hơn hai năm nuôi, khấu trừ chi phí đầu tư, công lao động anh Tuân ở tổ 5, ấp 7, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước còn lãi trên 1 tỉ đồng.

Anh Đặng Ngọc Tuân ở tổ 5, ấp 7, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là người tiên phong trong tỉnh nuôi chồn hương. Chỉ sau hơn hai năm nuôi, khấu trừ chi phí đầu tư, công lao động anh còn lãi trên 1 tỉ đồng.

Tò mò về điều này, tôi đã có một chuyến du ngoạn để khám phá điều lý thú đó tại trại nuôi chồn của một doanh nghiệp rất trẻ, thành đạt sớm. Trại nuôi chồn của anh Tuân nằm trong một khu đất rất yên bình. Cách con đường nhựa từ thị xã Đồng Xoài chạy qua thị trấn Chơn Thành chỉ khoảng 3 km, đi đường đất đỏ khoảng 1 km là tới nơi.

Anh Tuân kể bắt đầu nuôi chồn từ cuối năm 2008, thời kỳ mà các đại gia đang có trào lưu nuôi nhím, thì anh chọn nuôi chồn. Anh lặn lội tận Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh để mua 14 đực, 14 cái chồn hương sinh sản hết 140 triệu đồng. Đến nay, trại nuôi chồn của anh đã có 170 chuồng, đầu tư từ 500.000-1.000.000 đồng/chuồng xây, với quy mô 150 con, trong đó chồn sinh sản là 10 con đực, 40 con cái, số còn lại là chồn con.

Chồn nuôi thức ăn chủ yếu là trái cây chín như chuối, đu đủ… ăn vào ban ngày, nấu cháo đường, cháo cá, thịt ăn vào ban đêm. Thức ăn cho chồn một ngày chỉ là 1-2 quả chuối chín, 1/3 tô cháo/con, chi phí thức ăn chỉ hết khoảng 2.000-3.000 đồng/con. Một con chồn nuôi thuần dưỡng có thể đẻ 2 lứa/năm, 3- 6 con/lứa. Chồn con nuôi 2-3 tháng là có thể xuất chuồng bán giống, sau 11-12 tháng bán chồn sinh sản. Hiện tại 1 cặp chồn con khoảng 1 kg/con bán 6 triệu đồng; chồn sinh sản 2,5-4,5 kg/con bán 12 triệu đồng/cặp.

Nếu không bán chồn con có thể nuôi để làm cà phê chồn. Vào khoảng tháng 9-12 hàng năm khi cà phê bước vào giai đoạn cho thu hoạch chính có thể thu mua cà phê hạt tương đối chín với giá cao hơn bình thường để cho chồn ăn, những ngày cho chồn ăn cà phê thì không cho ăn thức ăn gì khác, cứ 2 ngày ăn cà phê thì nghỉ 1 ngày ăn thức ăn thông thường.

 Chồn chỉ ăn những quả cà phê chín, không bị dập, nát, thường sau hái phải cho ăn ngay hoặc không để quá 1 ngày. Con chồn nặng 4 kg sẽ ăn hết khoảng 1 kg quả cà phê chín tươi nguyên vỏ thì tiêu hóa và đào thải ra ngoài khoảng 150-200 gram cà phê chồn ở dạng hạt, có hương vị rất đặc biệt, thơm, không hề có một chút mùi hôi nào. Với giá hiện tại để mua cà phê trái tuyển là 10 ngàn đồng/kg tươi thì tạo ra được 150-200 ngàn đồng cà phê chồn hạt.

Theo kinh nghiệm của anh Tuân, chồn là động vật hoang dã nên nuôi rất dễ. Không cho ăn thức ăn đã ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo chuồng luôn khô, thoáng, thì chồn rất ít khi bị bệnh, chỉ có bị bệnh tiêu chảy trị được bằng thuốc đi ngoài dạng viên của người. Khi chồn cái có biểu hiện kêu, phá chuồng, bỏ ăn phải bắt chồn ra khu khác để cho giao phối, giai đoạn mang bầu lại bắt trở lại vào chuồng ban đầu. Khi chồn chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn cà phê để tạo ra cà phê chồn thì cần chăm sóc tốt để chồn có sức khỏe, ăn được nhiều lượng cà phê hơn.

Dự định trong thời gian tới, chủ doanh nghiệp trẻ này sẽ mở rộng quy mô nuôi chồn lên khoảng 300 con, cung cấp giống cho bà con và đáp ứng nhu cầu thu mua của các công ty sản xuất cà phê chồn trên thị trường.

Bà con có nhu cầu nuôi chồn có thể liên hệ với anh Tuân theo số điện thoại di động: 0933 880 699 để mua giống và được tư vấn về kỹ thuật nuôi.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.