| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua lãi hơn trăm triệu

Thứ Tư 17/10/2012 , 10:26 (GMT+7)

Khi con tôm sú không còn là cứu cánh của bà con ngư dân xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), thì mô hình nuôi cua thương phẩm bắt đầu được bà con chú ý.

Khi con tôm sú không còn là cứu cánh của bà con ngư dân xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), thì mô hình nuôi cua thương phẩm được bà con chú ý đến bởi hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh và bán được giá.

Anh Nguyễn Khoai ở thôn Vinh Xuân là một trong những hộ gia đình tiên phong đi đầu với mô hình nuôi cua thương phẩm. Trước đây, cũng như phần đông hộ gia đình ở Vinh Giang, anh Khoai cải tạo ao hồ thả nuôi tôm sú, trải qua nhiều trận dịch bệnh, thua lỗ nặng, gần như sạch vốn.

Năm 2007, sau khi tìm tòi học hỏi phương pháp nuôi cua thịt thương phẩm từ báo đài và được các kỹ sư thủy sản Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh TT-Huế tập huấn kỹ thuật nuôi, anh Khoai đã mạnh dạn đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cua thịt thương phẩm trên tổng diện tích 1 ha ao nuôi tôm sú trước đây của gia đình, mỗi năm lãi hơn trăm triệu đồng. Bốn năm liên tục, gia đình anh Khoai thành công với mô hình nuôi cua này.


Nuôi cua thương phẩm cho lãi cao

Nói về các bước chuẩn bị tiến hành đưa cua giống vào nuôi, anh Khoai tâm sự: “Mình làm chủ yếu cải tạo ao hồ cũ, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh bằng vôi bột... Tiếp đó, đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, đặt những nhánh cây vào ao cho cua có nơi trú ẩn rồi kiểm tra nguồn nước, bơm nước vào ao. Sau đó, mình cho thả khoảng 2.000 cua giống cở 25-30 con/kg được thu mua từ người dân khai thác ngoài tự nhiên vào ao nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu của cua được sử dụng là cá tạp, ốc, hến..., nhưng phải đảm bảo tươi, không ươn, lẫn các tạp chất”.

Anh Khoai cho biết thêm, nguồn cua giống chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên nên dễ bị xây xát, tỷ lệ cua nuôi hao hụt nhiều. Do vậy, nếu có nguồn cua giống SX tại chỗ đã thuần hóa sẽ giúp bà con nuôi cua chuyên canh đem lại năng suất cao.

Mỗi ngày, anh Khoai cho cua ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Trong quá trình nuôi, anh Khoai thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ao nuôi, định kỳ bón vôi ổn định môi trường, chăm sóc chu đáo và kiểm tra lượng thức ăn trong ao để kích thích cua lột xác, giúp cua tăng trọng nhanh... Đồng thời, theo dõi, phát hiện và phòng trị dịch bệnh, khắc phục kịp thời những hang cua bị rò rỉ.

Nhờ cần mẫn chăm sóc nên sau hơn 3 tháng nuôi, đàn cua đã tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng bình quân 3 con/kg, anh Khoai tiến hành cho thu hoạch bán giá 150.000 đ/kg, thu nhập lãi ròng cả trăm triệu đồng. Theo anh Khoai, khung thời vụ nuôi cua mỗi năm được 3 vụ. Vụ đông thả cua giống từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch; vụ hè thả nuôi từ tháng 4- 6 âm lịch và vụ trái thả nuôi từ tháng 7- 8 âm lịch.

Đặc biệt là vụ trái giá cua bán rất được giá vì rơi vào dịp Tết. Đến mùa thu hoạch, thương lái đổ về địa bàn xã tìm mua nhập cho các cơ sở bán cua trên địa bàn huyện. Vì thế, để mô hình nuôi cua thương phẩm phát triển bền vững, trở thành nền kinh tế mũi nhọn của Vinh Giang công tác chuẩn bị nguồn giống tốt, đầu ra ổn định cho người dân là điều cần được chú trọng.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.