| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua lãi hơn trăm triệu

Thứ Tư 17/10/2012 , 10:26 (GMT+7)

Khi con tôm sú không còn là cứu cánh của bà con ngư dân xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), thì mô hình nuôi cua thương phẩm bắt đầu được bà con chú ý.

Khi con tôm sú không còn là cứu cánh của bà con ngư dân xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), thì mô hình nuôi cua thương phẩm được bà con chú ý đến bởi hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh và bán được giá.

Anh Nguyễn Khoai ở thôn Vinh Xuân là một trong những hộ gia đình tiên phong đi đầu với mô hình nuôi cua thương phẩm. Trước đây, cũng như phần đông hộ gia đình ở Vinh Giang, anh Khoai cải tạo ao hồ thả nuôi tôm sú, trải qua nhiều trận dịch bệnh, thua lỗ nặng, gần như sạch vốn.

Năm 2007, sau khi tìm tòi học hỏi phương pháp nuôi cua thịt thương phẩm từ báo đài và được các kỹ sư thủy sản Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh TT-Huế tập huấn kỹ thuật nuôi, anh Khoai đã mạnh dạn đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cua thịt thương phẩm trên tổng diện tích 1 ha ao nuôi tôm sú trước đây của gia đình, mỗi năm lãi hơn trăm triệu đồng. Bốn năm liên tục, gia đình anh Khoai thành công với mô hình nuôi cua này.


Nuôi cua thương phẩm cho lãi cao

Nói về các bước chuẩn bị tiến hành đưa cua giống vào nuôi, anh Khoai tâm sự: “Mình làm chủ yếu cải tạo ao hồ cũ, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh bằng vôi bột... Tiếp đó, đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, đặt những nhánh cây vào ao cho cua có nơi trú ẩn rồi kiểm tra nguồn nước, bơm nước vào ao. Sau đó, mình cho thả khoảng 2.000 cua giống cở 25-30 con/kg được thu mua từ người dân khai thác ngoài tự nhiên vào ao nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu của cua được sử dụng là cá tạp, ốc, hến..., nhưng phải đảm bảo tươi, không ươn, lẫn các tạp chất”.

Anh Khoai cho biết thêm, nguồn cua giống chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên nên dễ bị xây xát, tỷ lệ cua nuôi hao hụt nhiều. Do vậy, nếu có nguồn cua giống SX tại chỗ đã thuần hóa sẽ giúp bà con nuôi cua chuyên canh đem lại năng suất cao.

Mỗi ngày, anh Khoai cho cua ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Trong quá trình nuôi, anh Khoai thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ao nuôi, định kỳ bón vôi ổn định môi trường, chăm sóc chu đáo và kiểm tra lượng thức ăn trong ao để kích thích cua lột xác, giúp cua tăng trọng nhanh... Đồng thời, theo dõi, phát hiện và phòng trị dịch bệnh, khắc phục kịp thời những hang cua bị rò rỉ.

Nhờ cần mẫn chăm sóc nên sau hơn 3 tháng nuôi, đàn cua đã tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng bình quân 3 con/kg, anh Khoai tiến hành cho thu hoạch bán giá 150.000 đ/kg, thu nhập lãi ròng cả trăm triệu đồng. Theo anh Khoai, khung thời vụ nuôi cua mỗi năm được 3 vụ. Vụ đông thả cua giống từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch; vụ hè thả nuôi từ tháng 4- 6 âm lịch và vụ trái thả nuôi từ tháng 7- 8 âm lịch.

Đặc biệt là vụ trái giá cua bán rất được giá vì rơi vào dịp Tết. Đến mùa thu hoạch, thương lái đổ về địa bàn xã tìm mua nhập cho các cơ sở bán cua trên địa bàn huyện. Vì thế, để mô hình nuôi cua thương phẩm phát triển bền vững, trở thành nền kinh tế mũi nhọn của Vinh Giang công tác chuẩn bị nguồn giống tốt, đầu ra ổn định cho người dân là điều cần được chú trọng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm